Nhiều năm trở lại đây, cây thủy sinh đang có một độ hot nhất định trong giới cá cảnh Việt Nam. Để cây thủy sinh được sinh trưởng và phát triển tốt thì lớp đất nền rất quan trọng. Hôm nay, hãy cùng Blog Cây Cảnh KLPT tìm hiểu về đất trồng, cách trồng cây thủy sinh bể cá và cách chọn loại đất nền cho đúng cách nhé.

Nội dung chi tiết dưới bài viết sẽ đi sâu vào từng chi tiết cụ thể. Ví dụ như cây thủy sinh không cần đất nền có sống được không? Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá, nước trồng cây thủy sinh gồm những gì? Đất trồng thủy sinh gồm những loại nào?

Đất trồng cây thủy sinh là gì? Cách trồng cây thủy sinh bể cá

Đất trồng cây thủy sinh là lớp đất nền dưới hồ để cây thủy sinh bám rễ vào sinh trưởng và phát triển. Lớp đất nền có thể chỉ là lớp sỏi mỏng với độ dày khoảng 1cm. Hay lớp nền dinh dưỡng hữu cơ phức tạp 3-4 lớp. Thùy thuộc vào từng loại hồ và cây thủy sinh có trong bể mà đặt lớp đất nền phù hợp.

dat-trong-cay-thuy-sinh-la-gi-klpt

Chức năng của lớp đất trồng cây thủy sinh, trồng thuỷ sinh

Lớp đất nền hồ cá được giống như lớp đất thịt của sân vườn dưới nước. Ngoài chức năng cung cấp chất dinh dưỡng và cho rễ cây thủy sinh bám vào. Nó còn là nơi trú ngụ và sinh sản của nhiều loài động vật thủy sinh khác.

chuc-nang-cua-lop-dat-trong-cay-thuy-sinh-klpt

Độ dày của lớp đất nền sẽ phụ thuộc vào bộ rễ của cây thủy sinh.Trước khi đặt lớp đất nền vào bể cần xác định có bao nhiêu cây thủy sinh trong hồ. Những cây này có hòa hợp với nhau không, có ảnh hưởng gì đến hệ động vật trong hồ không.

Các yếu tố cần có đảm bảo lớp đất nền của hồ thủy sinh

  • Hình dáng, kích thước hạt nền
  • Thành phần chất hữu cơ, vi khoáng trong đất nền
  • Độ dày của lớp nền
  • Hình dáng, kích thước hạt nền

Hạt nền là những đất, đá, cát sỏi phân tạo thành. Kích thước và hình dáng các hạt này không phù hợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ động thực vật trong hồ.

cac-yeu-to-can-co-dam-bao-lop-dat-nen-cua-ho-thuy-sinh-klpt

Nếu hạt quá nhỏ khiến lớp nền bị bó chặt vào nhau. Khiến bộ rễ của cây thủy sinh khó thở và khó đâm xuống để hấp thụ dưỡng chất. Hạt quá to sẽ khó giữ lại các chất dinh dưỡng. Các lớp cặn lắng bùn dễ hình thành (do động vật thủy sinh thải ra).

Kích thước hạt nền lý tưởng là từ 1 – 3 mm. Hình dạng hạt tròn, không sắc cạnh để tránh xảy ra các xây xước không đáng có cho hệ động thực vật thủy sinh trong hồ.

Thành phần chất hữu cơ, vi khoáng trong đất nền, đất thuỷ sinh

Cây thủy sinh hấp thụ các chất hữu cơ, khoáng chất trong lớp đất nền để tồn tại và phát triển.

Phần lớn, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây thủy sinh đều có sẵn trong nước máy, nước giếng,…, ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm phân dạng lỏng để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây thủy sinh.

thanh-phan-chat-huu-co-vi-khoang-trong-dat-nen-klpt

Lưu ý là lớp đất nền hồ cá không được chứa các hợp chất mang lượng canxi cao. Như đất nền có trộn vỏ sò, vỏ ốc, đá vôi, điều này sẽ khiến độ pH trong hồ tăng. Độ kiềm càng cao càng giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và CO2 cho cây thủy sinh.

Ngoài ra, phân động vật trong nước cũng chứa các chất hữu cơ rất tốt cho cây thủy sinh như phân cá, rùa, tép,…. Các chất hữu cơ này sẽ giúp lớp đất nền giày dưỡng chất hơn, giúp cây khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

Nhưng trong một số trường hợp, bạn nên thêm chất hữu cơ thủ công vào hồ bằng việc trộn phân hữu cơ vào lớp đất nền hoặc rải một lớp phân dưỡng chất giưa 2 lớp đất nền để đảm bảo cây sinh trưởng tốt hơn.

Độ dày lớp đất nền cho hồ cá trong nhà

Như đã nói ở trên, độ dày lớp đất nền sẽ phụ thuộc vào loại cây thủy sinh và số lượng cây thủy sinh có sẽ trồng trong hồ.

Độ dày thông thường lớp đất nền là từ 6 – 10cm là hợp lý. Một số loại cây thủy sinh có rễ dài. sinh trưởng mạnh thì đòi hỏi lớp đất nền nên dày và sâu một chút để đáp ứng khả năng phát triển của rễ cây. Nếu lớp đất quá mỏng, rễ cây sẽ xoắn lại và hạn chế sự phát triển của cây.

do-day-lop-dat-nen-cho-ho-ca-trong-nha-klpt

Nếu bạn muốn trồng nhiều loại cây thủy sinh với độ dài của rễ khác nhau. Bạn có thể sắp xếp lớp đất nền thành độ dốc tương ứng với độ dài rễ của từng loại cây.

Các cây rễ bám dài và sâu nên đặt ở lớp đất nền cao phía sau hồ. Các cây thưa mỏng sẽ trồng ở lớp đất nền mỏng và thấp hơn. Như vậy vừa phù hợp với chức năng của từng loại rễ. Lại đem đến cảnh quang đẹp và hợp lý cho hồ thủy sinh nhà bạn.

Tóm lại, lớp nền trồng cây thủy sinh cần có đủ 3 lớp, lớp trên cùng là lớp nền mặt, lớp giữa là dưỡng chất và lớp dưới cùng là lớp nền để rễ cây thủy sinh bám vào.

Trên đây là một số thông tin về thành phần đất trồng cây thủy sinh cần phải có mà KLPT vừa chia sẻ cho bạn. Nếu bạn muốn trồng cây thủy sinh đừng quên những yếu tố quan trọng trên đây để giúp cây thủy sinh có thể sinh trưởng được tốt và xanh tươi nhé.

Tự làm đất nền thủy sinh cực đơn giản

Đất nền trong hồ thủy sinh cần đảm bảo các yếu tố nhất định, vì nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ đông – thực vật trong hồ.

tu-lam-dat-nen-thuy-sinh-cuc-don-gian-klpt

Các yếu tố cần phải có:

  • Phải đủ ít nhất 3 lớp: Lót – dinh dưỡng – mặt nền
  • Độ rắn vừa phải, lớp mặt nền chắc nhưng phải đảm bảo cho rễ cây đủ đi qua.
  • Các chất bên trong đát không ảnh hưởng hết độ pH của nước.
  • Đất không làm đục nước hoặc dễ phai màu
  • Không có vi khuẩn gây hại cho cá và thực vật thủy sinh.

Hi vọng với những chia sẻ của Blog KLPT về đất nền thủy sinh sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn đất nền trồng cây thủy sinh là gì và những đặc điểm cơ bản của nó. Đừng quên theo dõi KLPT mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất!

Xem thêm: Các loại cá cảnh đẻ con đẹp, dễ nuôi nhất hiện nay

Tags: thủy sinh gì

5/5 - (2 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận