Cây trân châu là cây chuyên dùng trong các bài thuốc Đông y với tác dụng trị bệnh cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, nhiều người chơi bonsai cũng ưa chuộng cây trân châu vì đẹp cũng như dễ uốn. Cùng Blog KLPT đi sâu về cây trân châu để bạn có thể biết rõ hơn nhé!

Cây trân châu là cây gì?

Cây Trân Châu hay còn gọi là canh châu, chanh châu,… Đây là loại cây thuộc dạng bụi, có quả chua và cũng có vị ngọt ngọt có thể ăn được. Loại cây này có tên khoa học là Sageretia Theezans và thuộc họ táo ta. Cây canh châu này có khá nhiều tác dụng, đặc biệt là dùng làm thuốc.

cay-tran-chau-la-cay-gi-klpt

Đặc điểm của cây trân châu

Đặc điểm nhận dạng
Tên thường gọi:Trân châu, cây canh châu, Chanh châu, Kim châu, Xích chu đằng, Khan slam, Tước mai đằng,…
Tên khoa học:Sageretia Theezans
Họ:Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae)

Mô tả cây

Trân châu nhỏ, có nhiều cành. Trên cành già có nhiều cây gai nhỏ và ngắn, cành non thì có sợi lông nhỏ. Lá cứng và dai, mọc đối nhau ở cành trên và rời nhau ở cành dưới. Lá canh châu có hình trái xoan có chiều dài khoảng 10cm, rộng 8 – 33mm. Đầu lá nhọn hơi tù, mép có răng cửa nhỏ và cuống tròn.

gioi-thieu-cay-tran-chau-klpt

Hoa trân châu thường mọc ở ngọn hay kẽ lá. Khi còn non thì lông phủ mịn, khi nở thì hoa dài khoảng 2 – 5cm, đài hoa màu xanh trắng và cánh hoa nhỏ hơn đài hoa. Quả cây canh châu có hình cầu, đường kính 4 – 6mm, khi còn non có màu xanh, khi chín thì có màu đen nhẹ. Bên trong quả chứa 1 – 3 hạt màu xám và nhẵn bóng.

Phân bố

Trân châu thường mọc ven rừng, dọc theo bờ suối ẩm ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Hiện nay, có nhiều gia đình trồng cây làm cảnh hoặc làm cây bonsai đẹp mắt.

Bộ phận dùng

Trân châu dùng được tất cả các bộ phận. Quả có vị chua ngọt dùng để ăn, lá non có thể nấu canh, nấu nước lá uống giúp thanh nhiệt. Cành, lá và rễ được dùng trong các bài thuốc Đông y.

Thu hái và chế biến

Vào mùa xuân hè, hái lá hoặc chặt cả cành có lá, rễ được đào vào mùa đông. Đem phơi hoặc sấy khô, bảo quản ở nơi thoáng mát dùng dần.

Tác dụng của cây trân châu

Có câu hỏi như cây canh châu có tác dụng gì?  Cụ thể câu trả lời của các bạn như sau:

  • Tính vị: Vị chua ngọt, đắng, tính mát
  • Trong Đông y, cây có tác dụng:
  • Lương huyết
  • Giải độc
  • Giúp thanh nhiệt cơ thể
  • Cây chữa thủy đậu, ban sởi, kiết lỵ
  • Chữa ghẻ lở
  • Thanh lọc cơ thể

tac-dung-cua-cay-tran-chau-klpt

Ngoài ra, cây còn dùng để làm cảnh, làm cây bonsai giúp trang trí và mang đến kinh tế cho nhiều người.

Cách dùng: Dùng riêng hoặc chung với những dược liệu khác dạng thuốc đắp hoặc thuốc sắc. Sử dụng lượng thuốc 10 – 20g/ngày

Những bài thuốc hay từ cây trân châu

Chữa ghẻ lở, ghẻ nước

Rửa sạch cành và lá trân châu, sau đó nấu cô đặc lại với nước, để ấm và rửa lên vùng da bị ghẻ lở. Dùng đến khi bệnh tình cải thiện

Chữa các vết thương chảy máu

Dùng 20g cây canh châu, 20g lá đuôi tôm, 1 nụ cây Đinh hương. Rửa sạch và giã chung với nhau. Đắp lên vết thương bị chảy máu. Kiên trì sử dụng 2 – 3 ngày hoặc đến khi vết thương lành hẳn.

nhung-bai-thuoc-hay-tu-cay-tran-chau-klpt

Chữa rôm sảy, mụn nhọt do nóng trong

Dùng 24g cành lá trân châu, bồ công anh, hạ khô thảo, rễ cỏ xước mỗi vị 20g và 10g lá đơn đỏ. Rửa sạch và sắc chung với 750ml nước, để lửa nhỏ, đến khi còn khoảng 250ml thì ngưng. Uống 2 lần/ngày, dùng khi thuốc còn ấm

Hỗ trợ điều trị bệnh sởi

Sử dụng 20g cành lá cây trân châu, 18g cây tầm gửi khế, 12g sắn dây, hương nhu, cam thảo dây, hoắc hương mỗi vị 8g. Đem đi rửa sạch và sắc chung cùng 400ml đến khi còn khoảng 200ml thì ngưng.

Chia thuốc làm 2 phần uống trong ngày, kiên trì sử dụng trong 5 ngày. Đồng thời, tắm lá trân châu để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

Thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Dùng 16g trân châu, 16g hổ phách, 4g cam thảo bắc, 8g tam thất, 8g nhân sâm, 12g hoạt thạch. Xay thành bột và bảo quản dùng dần. Mỗi ngày uống khoảng 16 – 20g bột.

Cây canh châu chữa thuỷ đậu

Sử dụng ngay 12 – 16g canh châu cho vào nồi nấu bao gồm 300 – 400 ml nước. Tiếp theo đó sẽ sắc vào khoảng 200ml. Sau đó chia thành 3 – 4 lần uống liên tục trong vòng 1 -2 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cây trân châu

Trước khi sử dụng những bài thuốc về cây, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy thì không được dùng cây bằng đường uống.
  • Những người bị dị ứng với dược liệu trong bài thuốc
  • Nên sử dụng khi được sự đồng ý của bác sĩ hoặc lương y

nhung-luu-y-khi-su-dung-cay-tran-chau-klpt

Hình ảnh cây Trân Châu

hinh-anh-ve-qua-cua-cay-tran-chau-klpt
Quả trân châu rừng

hinh-anh-cay-tran-chau-bonsai-klpt

Vừa rồi là tác dụng của cây trân châu trong việc điều trị bệnh mà Blog KLPT đã tổng hợp chi tiết giúp bạn. Mong rằng bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích từ cây nhé!

Xem thêm: Cây trắc dây – đặc điểm và công dụng cơ bản

Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: cây trân châu rừng, lá trân châu, cây chân châu, quả trân châu, cây cảnh trân châu, cây chân trâu, cây kim châu, cây canh trâu,….

5/5 - (1 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận