Rong đuôi chồn là cái tên không còn quá xa lạ với giới chơi cá cảnh Việt Nam.Là loài cây dễ chăm sóc. Dễ trồng và phát triển nhanh nên rất được ưa chuộng trong các bể cá cảnh. Nhưng đặc tính và cách chăm sóc cây đúng cách hẳn nhiều người chưa rõ, hôm nay Blog Cây Cảnh KLPT sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về loài cây thủy sinh này nhé.

Giới thiệu chung về cây rong đuôi chồn

Tổng quát về cây rong đuôi chồn
Tên khoa học:Ceratophyllum demersum
Tên gọi khác:Thủy uẩn tháo, rong đuôi chồn Nam Mỹ, rong đuôi chó nhiệt đới, rong đuôi chó mềm,…
Thuộc họ:Thủy thảo Hydrocharitace
Thuộc chi:Egeria

Rong đuôi chuồn hay còn gọi với cái tên khoa học là Ceratophyllum demersum hoặc là Rong đuôi chó. Loại cây này thường mọc ở các môi trường sống tự nhiên, các vùng nước ứ đọng. Hoặc nước có tốc độ di chuyển chậm như các khu vực ao, dọc cống, mương. Đặc biệt là ở các khu vực như hồ trồng sen và súng.

gioi-thieu-chung-ve-cay-rong-duoi-chon-klpt

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, dễ dàng người nuôi rong đuôi chồn cần không gian hồ, bể rộng rãi để cây thoải mái phát triển. Đặc biệt, cây khi bị cắt đi cho vào môi trường thủy sinh khác vẫn phát triển tốt và thích nghi nhanh chóng.

gioi-thieu-chung-ve-cay-rong-duoi-chon-klpt-1

Một số đặc điểm của cây

  • Khả năng hấp thụ ánh sáng ở mức trung bình.
  • Nhiệt độ sống: 18-27 độ
  • Cấu trúc cây: dạng thân ống
  • Chiều cao trung bình: 10-90cm
  • Chiều rộng: 3-6cm
  • Độ ph: 5.0 – 8.0

Với vẻ ngoài xanh mướt và mềm mại, người chơi thủy sinh thường trồng cây rong đuôi chó ở vị trí hậu cảnh. Vì cây mọc và phát triển rất nhanh. Tạo thành khóm nên góp phần làm cho hồ thủy sinh thêm sinh động, đẹp và tự nhiên, trông như một khu rừng mini dưới đáy bể vậy.

Đặc tính của cây rong đuôi chồn

Là cây sống hoàn toàn trong nước, rễ cây bám sống vào đất bùn hoặc bám vào vật thể khác trong nước. Thân dài, nhỏ, non khá giòn nên rất dễ gãy. Nếu thân bị gãy sẽ thì phần gãy đó sẽ tiếp tục phát triển thành một cá thể rong đuôi chồn khác.

dac-tinh-cua-cay-rong-duoi-chon-klpt

Cây sống được những nơi có ánh mặt trời hoặc bóng râm. Phát triển mạnh ở nơi có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, không sống ở nơi có nguồn nước bẩn, đục. Vì cây lấy dinh dưỡng từ nước nên chỉ cần một ít cát bung hoặc đất trong bể để rễ cây bám và phát triển.

Cách trồng và chăm sóc cây rong đuôi chồn trong bể cá

Đây là loài thủy sinh có sức sống cao và không đòi hỏi nhiều dinh dưỡng để phát triển. Vì thế cách trồng cũng rất dễ dàng.

Cách trồng rong đuôi chồn

Vớt cây rong đuôi chồn ngoài tự nhiên hoặc dùng tay ngắt đoạn thành từng nhánh nhỏ rồi thả vào trong bể nước mới. Nhánh cây này sẽ tự phát triển thành cây độc lập.

cach-trong-va-cham-soc-cay-rong-duoi-chon-klpt

Lưu ý, khi ngắt phải để một khoảng cách giữa gốc cây với phần lá bên trên. Tránh các lá bị vùi, mau mục rữa, gây ô nhiễm nước trong bể, làm mất thẩm mỹ, và gây hại cho các sinh vật sống trong bể.

Trồng bằng cách gieo hạt:

Chỉ cần thả hạt vào trong nước, hạt rong sẽ tự nảy mầm và phát triển thành cây rong.

Cách nuôi rong đuôi chồn – chó

Chuẩn bị phần đất và nước

Là loài cây có khả năng thích nghi cao trong nhiều môi trường nước khác nhau. Người ta thường vớt cây rong ở ao hồ về sau đó thả vào chậu, bể nuôi. Nếu muốn cẩn thận hơn, bạn có thể lót một lớp bùn mỏng ở sông hồ ao hoặc đơn giản là ít đất trong vườn ở đáy bể. Sau đó đặt rễ cây lên mặt lớp đất thì cây phát triển rất tốt.

cach-trong-va-cham-soc-cay-rong-duoi-chon-klpt-1

Mực nước sâu khoảng 30 – 80cm, cắt tỉa các khóm rong nếu có thời gian rảnh.

Cách chăm sóc từng đám rong

Nếu đám rong phát triển quá mạnh, chia nhiều cụm làm tốn không gian và diện tích bể thì nên tách bụi và vớt bớt ra, cắt tỉa thưa lại, loại bỏ thân già lá úa để giữ cây luôn tươi khỏe. Ngoài ra, có thể cắt sát gốc cây để các chồi non mọc lên thành khóm cây mới.

Chọn số lượng cây phù hợp với cá để cây có thể phát triển bình thường. Phân cá có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Tuy nhiên, chúng ta nên bón một ít phân hóa học an toàn như phân ure vào gốc mỗi cụm rong để cây phát triển được tốt hơn. Dùng theo liều lượng tầm 2-3 hạt/tuần.

cach-trong-va-cham-soc-cay-rong-duoi-chon-klpt-2

Ngoài ra, cần hòa tan thêm khí cacbonat trong bể để đảm bảo nhu cầu sống của rong. Tuy nhiên, nếu quá nhiều khí cacbonic sẽ tạo đốm trắng trên lá cây và gây ảnh hưởng xấu đến các loài động vật trong bể.

Trên đây là những thông tin về cây rong đuôi chồnBLog KLPT vừa gửi đến cho bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức trong việc trồng và chăm sóc cây rong đuôi chồn cho đúng cách.

Xem thêm: Có nên sử dụng chân bể cá cảnh bằng gỗ?

Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: cây thủy sinh rong đuôi chó, rong đuôi chuồn, rong đuôi chồn có tác dụng gì, cây đuôi rồng,…

5/5 - (2 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận