Thời gian gần đây tôi bắt đầu sử dụng một số loại phân bón tan chậm để bón cho cây hoa kiểng ở vườn. Ban đầu thì lượng phân bón hữu cơ phân chuồng (phân dơi), phân NPK là chủ yếu, phân tan chậm tôi chỉ sử dụng một phần nhỏ. Nhưng sau một thời gian công việc ngày càng nhiều thời gian để rải phân cũng ít lại thì việc sử dụng phân bón tan chậm bắt đầu phát huy hiệu quả.
+ Ưu điểm khi sử dụng phân tan chậm
Đỡ tốn công phải bón nhiều đợt phân cho cây trồng. Một đợt bón phân tan chậm có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong khoảng 20 ngày. Nếu như trước kia sử dụng các loại phân NPK tôi phải cung cấp cho các cây khoảng 10 ngày một lần. Ở thời điểm hiện tại khi có rãi thêm các loại phân tan chậm có thể hai đến ba tuần thì mới bổ sung thêm phân bón một lần cho cây kiểng.
Lượng dinh dưỡng mà cây trồng nhận được ổn định đều đặn. Ít gặp phải trường hợp phân bón làm hư bộ rễ của cây.
Loại phân bón này khá thích hợp với những anh chị ít có thời gian chăm sóc cây trồng. Cứ khoảng 1 tháng thì cung cấp một ít phân tan chậm cho cây trồng. Nhất là 1 số cây trồng trong nhà hoặc quanh nhà. Vừa đỡ tốn thời gian vừa không có mùi hôi. Loại phân bón này người trồng hoa lan rất hay sử dụng.
+ Nhược điểm của việc sử dụng phân bón tan chậm
Giá thành của phân bón tan chậm khá cao trung bình từ 100.000 đến 130.000 đồng một kg.
Tốc độ xanh mướt của cây trồng không phát triển một cách nhanh chóng nhưng khi bón các loại phân hóa học NPK.
Hiện tại trên thị trường đa phần các loại phân tan chậm có thành phần Đạm, Lân, Kali tương đối tương đồng với nhau. Chưa có nhiều loại phân tan chậm chuyên biệt hỗ trợ cây ra hoa.
Xem thêm video về hoa hồng: https://klpt.org/hoa-dep/