Truy cập trang web Để xem nhiều cây cảnh hơn và lựa chọn loại cây phù hợp cho gia đình bạn.

Dưới đây là 5 cây cảnh nên trồng trong nhà:
1. Cây Lan Ý
Lan Ý là một trong những số rất ít những loại cây cảnh văn phòng có khả năng làm giảm thiểu tác hại của các tia tử ngoại và sóng điện từ có hại cho cơ thể. Theo các nghiên cứu về Lan Ý của các nhà khoa học Mỹ, khi đặt Lan Ý trong nhà chúng sẽ giúp cân bằng các nguồn sóng trong không gian phòng như những tia điện từ sinh ra từ tivi, đài, máy tính, đồng hồ, lò vi sóng, tủ lạnh.

Cây có thể lọc được các độc tố như cồn, aceton, benzene VOC – một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylen, vốn được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa.
Những gia đình có người bị mắc căn bệnh quái ác là ung thư phải trải qua điều trị bức xạ hay hóa trị liệu cũng nên đặt cây này trong phòng. Cây còn tốt cho những người mắc các chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính và mãn tính khác.
Cây không chỉ có tác dụng giảm các khí độc mà còn có tác dụng trang trí cho không gian nội thất thất. Chúng được xem như là cây thuận buồm xuôi gió, ước mong mọi sự như ý.

2. Cây Thường Xuân

Là loại cây cảnh trong nhà với dây leo thân mảnh dễ trồng bạn nên trồng chúng trong chậu hoặc giỏ và đặt ngoài ban công hay treo trên cửa sổ.
Tán lá rậm rạp của Thường Xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.

3. Cây Trúc Mây còn gọi là Mật Cật hoặc Hèo Quạt
Cây dễ trồng, đẹp mắt. Cao 1-2 m, gốc có nhiều rễ phụ và chồi bên. Thân nhẵn, đốt đều đặn, mang nhiều bẹ khô do lá rụng để lại. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, thích hợp làm cây cảnh nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhu cầu nước trung bình.

Cây nội thất này lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may, và thuốc nhuộm.
4. Cây Lưỡi Hổ
Loại cây này phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng Oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp Oxy của hầu hết các cây). Hãy đặt một chậu gồm 2 cây trong phòng ngủ của bạn để tăng Oxy trong khi bạn ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính.

Ngoài việc làm giảm carbon dioxide, cây Lưỡi Hổ còn làm giảm formaldehyde, benzene trong không khí. Tham Khảo cách chăm sóc cây lưỡi hổ

5. Cây Trầu Bà còn gọi Hoàng Tâm Điệp

Là loại cây leo dễ trồng thân bóng, là xanh vàng hình gần giống trái tim.Có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng sẽ làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn rất nhiều.

Xem thêm video về Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh, hoa: https://klpt.org/cam-nang-tu-van/

5/5 - (2 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận