Cây vạn phúc là loại cây trồng để trang trí nhà cửa được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Với vẻ ngoài đẹp mắt cùng ý nghĩa hay của mình, cây sẽ luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều người. Cùng KLPT.org tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này nhé!

Đặc điểm của cây vạn phúc

  • Tên thường gọi: Cây vạn phúc, cây mai vạn phúc, mai tiểu thư
  • Tên khoa học: Tabernaemontana dwarf
  • Họ thực vật: Apocynaceae (trúc đào)

Đây là loài cây thuộc họ thân gỗ nhỏ, mọc thành bụi hình cầu và phân ra nhiều nhánh nhỏ. Chiều cao của cây khoảng 0.5 – 1m, tán cây rộng khoảng 1 – 1.5m, trong thân cây chứa mủ trắng.

dac-diem-cua-cay-van-phuc

Lá đơn mọc đối nhau, màu xanh bóng, có hình elip, đầu tù nhọn, chiều dài khoảng 5 – 12cm. Khi cuống lá mép nguyên thì lá mọc thành dạng xoắn dọc trên cành cực kỳ lạ mắt.

dac-diem-cua-cay-van-phuc-klpt-1

Hoa của cây mọc thành cụm ở nách lá hoặc đầu cành và hướng lên trên. Đài hoa có hình oval màu xanh lá nhạt, tràng hoa màu trắng có hình ống mảnh, dài 1.7cm, phiến cánh hoa có đường kính 2 – 2.5cm. Hoa vạn phúc có 5 cánh xòe ra giống hình lưỡi liềm, mùi thơm nhẹ. Quả nang màu đỏ, thuôn dài khoảng 2 – 4cm, chiều dọc thì có nếp.

Cây vạn phúc là loại cây ưa bóng bán phần, dễ phát triển và cắt tỉa thường xuyên thì cây sẽ nhỏ gọn và đẹp mắt hơn.

Ý nghĩa và công dụng của cây vạn phúc

Ý nghĩa

Trong phong thủy, cây mai vạn phúc giúp trừ tà, loại bỏ khí độc, thể hiện được khí tiết của người quân tử, mang đến may mắn cho gia chủ. Những bông hoa màu trắng của cây mai vạn phúc là biểu tượng cho sự thanh tao, nhẹ nhàng.

y-nghia-va-cong-dung-cua-cay-van-phuc-klpt

Với màu trắng tinh khiết, loại cây hợp với mệnh Kim

Công dụng của cây vạn phúc

Với hình dáng xòe đẹp mắt của mình, cây thường được trồng trong nhà, công viên, trường học,… để trang trí cho không gian đẹp hơn.

y-nghia-va-cong-dung-cua-cay-van-phuc-klpt-1

Ngoài ra, cây còn được trồng làm tiểu cảnh cho sân vườn, mang đến cho ngôi nhà sự thanh nhã. Cây được trồng trong chậu và mang đi làm quà tặng cũng cực kỳ ý nghĩa đấy!

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vạn phúc

Kỹ thuật trồng

Cây vạn phúc thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép cành. Nên chọn những cành chiết bánh tẻ, khỏe mạnh và đã ra hoa được 1 – 2 năm.

Chọn đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Bạn nên trộn thêm phân hữu cơ, trùn quế, phân chuồng hoại mục để tăng dinh dưỡng cho đất. Nếu không có nhiều thời gian thì bạn có thể mua đất dinh dưỡng tại các cửa hàng cây cảnh.

ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-van-phuc-klpt

Đào hố vừa đủ, nhẹ nhàng đặt cây vào chậu, lấp đất nhẹ nhàng và phải luôn đảm bảo cây ở chính giữa và đứng thẳng. Tưới đẫm nước sau khi trồng xong.

Nếu trồng thành hàng thì hố trồng nên có kích thước gấp đôi bầu cây, sẽ khiến cây không quá cao, không quá thấp. Và trồng tương tự như trong chậu. Mỗi hố nên cách nhau khoảng 60 – 80cm.

Cách chăm sóc cây

Cách chăm sóc cây mai vạn phúc không quá mất nhiều thời gian, tuy nhiên bạn cần nắm rõ những lưu ý sau đây:

Ánh sáng: Cây ưa sáng, chịu bóng bán phần. Hạn chế đặt cây ở nơi có ánh sáng gay gắt sẽ làm chết cây.

Tưới nước: Cây ưa ẩm nên đất trồng nên đảm bảo đủ độ ẩm. Vì vậy, bạn nên tưới nước cho cây thường xuyên vào buổi sáng sớm.

Đất trồng: Cây không quá kén chọn đất trồng, tuy nhiên loại đất ưa thích của mai vạn phúc là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có độ thoát nước tốt. Khi trồng cây trong chậu thì nên có lỗ thoát nước.

ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-van-phuc-klpt-1

Nhiệt độ: Nhiệt độ yêu thích của cây là 17 – 28 độ C.

Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình 60 – 75%

Phân bón: Nên bón phân định kỳ 1 tháng/lần bằng phân hữu cơ hoặc NPK. Hoặc tưới nước vo gạo cho cây.

Cắt tỉa: Cây thường bị rụng lá, vì vậy bạn cần cắt tỉa cành để cây có hình dáng đẹp mắt và chăm nhặt lá vàng.

Sâu bệnh: Bạn nên chăm chỉ quan sát cây để phòng ngừa sâu bệnh và giải quyết kịp thời.

Klpt.org đã hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vạn phúc chi tiết để bạn tham khảo. Đừng quên thêm vào không gian sống của mình những mảng xanh nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận