Cây trúc liễu là loại cây lấy gỗ, có giá trị kinh tế cao được nhiều người canh tác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về cây này. Cùng BLog Cây Cảnh KLPT tìm hiểu kỹ hơn về trúc liễu để có được cho mình những thông tin hay ho nhé!

Trúc liễu là cây gì?

Trúc Liễu là loại cây thuộc chi liễu và họ liễu (Salicaceae). Đây là loại cây rất được ưa thích ở Việt Nam. Nó bắt nguồn từ thành quả của việc lai giống các loài trúc và liễu của các nước Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên.

truc-lieu-la-cay-gi-klpt

Hiện tại nó đang được trồng khá phổ biến ở rất nhiều nước, đặc biệt là ở Việt Nam.

Đặc điểm của cây trúc liễu

Đặc điểm nhận dạng
Tên thường gọi:Cây trúc liễu
Chi:Liễu
Họ:Liễu (Salicaceae)
Nguồn gốc:Lai giống giữa các loài Liễu và Trúc của Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên

Trúc liễu là tổ hợp lai giống giữa các loài Liễu và Trúc của Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên trong công nghệ sinh học hiện đại. Đây là thành quả nghiên cứu của đại học nông nghiệp California cùng nhiều công ty nông nghiệp của Mỹ.

Vào năm 2013, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Nông – lâm nghiệp Thành Tây thuộc Trường Đại học Thành Tây đã đưa Trúc liễu vào trồng thử nghiệm ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình của Việt Nam.

gioi-thieu-ve-cay-truc-lieu-klpt

Trúc liễu phát triển nhanh, mạnh, có chiều cao hơn 20m. Vỏ cây non, có màu xanh, trơn nhẵn. Ngọn phát triển mạnh, chồi nách phát triển tốt. Tán cây hình tháp, phân cành đều. Lá hình mác, mọc đơn xen kẽ. Phiến lá dài 15 – 22cm, rộng 3 – 6cm, ngọn lá dài và nhọn dần, mép lá có hình răng cưa nhỏ. Mặt trên lá có màu xanh, mặt dưới màu trắng tro, cuống lá đỏ, ngắn.

Công dụng của cây trúc liễu

Công dụng của trúc liễu cực kỳ nhiều và có giá trị cao trong nền kinh tế như:

Trúc liễu là cây nguyên liệu công nghiệp, trồng ven đường, trồng rừng, công viên, rừng phòng hộ,…

Tốc độ sinh trưởng cực kỳ nhanh, hiệu quả kinh tế cao, dễ thu hồi vốn. Thu hoạch gỗ nhỏ chỉ mất 2 năm, gỗ vừa 3 – 4 năm, gỗ lớn 5 – 6 năm.

cong-dung-cua-cay-truc-lieu-klpt

Mật độ trồng cây dày, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trồng theo mật độ 4000 – 5000 cây gỗ lớn/ha, 12000 – 20000 cây gỗ nhỏ/ha.

Độ thích nghi cực kỳ tốt. Cây chịu mặn, phèn, chịu úng, chịu rét, hạn, ít sâu bệnh gây hại. Cây có thể trồng ở đất bãi ven sông hồ, đất phèn mặn,…

Chất lượng gỗ tốt, độ trắng tự nhiên cao, không rỗng ruột, không có lõi đen. Dùng làm giấy cao cấp trăm năm không bị đổi màu, làm đồ gia dụng và ván ép cao cấp

  • Trúc liễu được đánh giá là sản xuất năng lượng mới tốt nhất
  • Tạo cảnh quan đẹp cho công viên, khu nghỉ dưỡng,…
  • Có thể trồng cây trúc liễu xen canh trong vườn rừng

Với những giá trị kinh tế cao, cây luôn được nhiều người mệnh danh là “một ngân hàng xanh” với chu kỳ ngắn, hiệu quả sinh thái và kinh tế cao. Với câu hỏi trồng cây gì lấy gỗ nhanh nhất? Thì câu trả lời chắc chắn là trúc liễu.

Tập tính sinh trưởng của cây trúc liễu

Trúc liễu ưa sáng, chịu được lạnh, yêu cầu về đất không khắt khe. Rễ cái sâu, phân chùm tốt, bám đất chặt.

Ánh sáng

Cây có hiệu suất và khả năng quang hợp cao để đảm bảo nhu cầu tăng trưởng nhanh. Ở những nơi nắng to, thì cây trúc liễu càng phát triển tốt.

Nhiệt độ

Nhiệt độ ấm áp là điều kiện thuận lợi của trúc liễu. Với những nơi có nhiệt độ cao xuống thấp không quá đột ngột thì cây vẫn phát triển tốt. Trong điều kiện nắng nóng trên 350 độ C thì cây trúc liễu vẫn phát triển bình thường.

tap-tinh-sinh-truong-cua-cay-truc-lieu-klpt

Nước

Độ ẩm của đất vừa phải thì cây phát triển nhanh. Ở những bãi bồi ven sông hồ hoặc trồng quanh nhà thì cây phát triển mạnh. Cây có thể chịu úng không quá ngọn cây được 2 tháng. Những nơi ngập nước nông quanh năm thì trồng cây vẫn không chết, tuy nhiên cây tăng trưởng chậm.

Đất

Trúc liễu ưa đất màu mỡ, đặc biệt là đất pha cát giữ ẩm tốt. Trên đất thịt, cây mọc kém hơn hẳn. Trúc liễu sinh trưởng bình thường trên đất có pH < 8,5, độ mặn dưới 80/00, trong khi đó, các cây mọc nhanh khác chỉ chịu được độ mặn dưới 30/00. Khi pH của đất > 8, tỷ lệ sống thấp, sinh trưởng của cây kém.

Giai đoạn sinh trưởng theo thời gian của cây trúc liễu

Cây có độ thích nghi rộng. Quá trình sinh trưởng trong 1 năm của cây trúc liễu trải qua 5 giai đoạn chính:

  • Nảy chồi
  • Sinh trưởng dinh dưỡng mạnh vào mùa xuân
  • Sinh trưởng dinh dưỡng vào mùa hè
  • Chuẩn bị qua đông
  • Ngủ nghỉ

Cách chăm sóc cây trúc liễu

Nói về cách chăm sóc loại cây trúc liễu này thì khá dễ. Sau khi loại cây con đội thổ hoặc bắt đầu ra chồi, bắt đầu dọn dẹp bằng cách thủ công để nhổ cỏ, dọn dẹp các tạp chất để giúp cây tăng trưởng nhanh hơn. Đặc biệt phải lưu ý không nên dùng thuốc diệt cỏ vì Trúc Liễu mới ra chồi rất kị thuốc trừ sâu.

cach-cham-soc-cay-truc-lieu-klpt

Sau đó tiếp tưới ẩm và đào xưới từ 3 – 5 ngày, liên tục giữ đất ẩm. Tiếp theo tùy thuộc vào tình hình phát triển của cây để bón phân 3 – 4 lần tùy vào mức độ sinh trưởng của cây. Liên tục theo dõi phòng trừ sâu bệnh.

Với những thông tin mà Blog KLPT đã tổng hợp về cây trúc liễu, mong rằng bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích. Bạn có thể trồng chơi hoặc trồng thành rừng để mang lại kinh tế cho gia đình.

Xem thêm: Cây trân châu và những bài thuốc chữa bệnh hay nhất

Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: hoa trúc liễu, liễu trúc,…

5/5 - (2 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận