Cây Hồng Môn là một loại cây khá dễ trồng và dễ chăm sóc, thường được nhiều người lựa chọn trang trí cho nhà, văn phòng, khách sạn… Để hiểu rõ hơn về Hồng Môn cùng KLPT.org đi sâu hơn về bài viết này nhé!

Đặc điểm mô tả của cây Hồng Môn

  • Cây Hồng Môn – Tên gọi dân gian: cây Hồng Môn, Môn Hồng, Vĩ Hoa Tròn, Buồm Đỏ, Hồng Môn đỏ…
  • Tên khoa học: Anthurium
  • Thuộc họ: ráy

dac-diem-mo-ta-cua-cay-hong-mon-klpt

Mô tả cây Hồng Môn

Là cây lá hình trái tim mọc thành bụi có thân ngắn nhưng lá dài từ 18-30cm, rộng 9-15cm. Cuốn lá hình ống trụ có chiều dài từ 30-40cm.

mo-ta-cay-hong-mon-klpt

Hoa: dạng phiến mở rộng hình tim có màu đỏ ngọc, hồng, cam. Trên mo hoa thường có màu vàng, trên mỗi hoa tự có nhiều hoa nhỏ kết thành hình trụ. Hoa Hồng Môn thường chuyển đổi màu sắc theo thời gian. Như cây Hồng Môn đỏ chuyển từ màu đỏ sang màu cam sau chuyển về màu cam nhạt.

Cách nhận biết cây Hồng Môn

Cây Hồng Môn thường dùng để trang trí cho không gian, bạn sẽ bắt gặp đặt ở văn phòng, khách sạn, quầy lễ tân, phòng khách…Hồng Môn gồm có 3 loại chính: đại Hồng Môn, Trung Hồng Môn và tiểu Hồng Môn.

Cách trồng và cách chăm sóc cây Hồng Môn

Thuộc dòng cây sống văn phòng nên cây Hồng Môn khá dễ sống. Hoa dạng lưỡng tính nên cây thường ra hoa liên tục. Muốn nhân giống, chọn cây tốt và biết chăm sóc thì cần biết cách trồng và chăm sóc dưới đây nhé!

Cách chọn giống

Có 2 giống cây trồng:

  • Loại cây 1 thân: cắt đi chồi lấy gốc, dưới gốc có 1-2 rễ, sau đó lấy rễ để trồng
  • Loại cây đã có sẵn chồi, sau đó tách ra làm đôi để thành 2 cây.

Chọn đất

Dù biết là cây Hồng Môn khá dễ sống và thích nghi được nhiều môi trường, nhưng không vì thể mà bỏ qua khâu chọn đất. Trộn 2 phần trấu hun với một đất phù sa. Đất cần phải tơi xốp giữ ẩm tốt, thoát nước tốt để trong quá trình tưới tốt và tưới nước cây không bị úng phần rễ bên trong.

cach-trong-va-cach-cham-soc-cay-hong-mon-klpt

Kỹ thuật trồng

Sau khi đã chọn được giống tốt và đất tốt thì ta đặt chồi hoa vào trong chậu và ấn chặt xung quanh, tưới nước đủ ẩm mang đi rơi râm mát để dưới hai lớp lưới hoặc có thể để dưới tán cây cho cây mau phát triển.

Tầm 15-20 ngày Mang cây ra nơi dưỡng để cây mau bén rễ, điều này giúp cây mau bén rễ ra lá và hoa nhiều hơn, phát triển sinh trưởng tốt.

Cách nhân giống

Để nhân giống cây Hồng Môn ta có thể thực hiện 2 phương pháp: nuôi cấy từ lá và hạt hoặc chiết cây con từ cây mẹ.

Đối với việc tách cây con từ cây mẹ: cây phải trông hơn 4 tháng và có đủ 3-4 lá non khi tách lấy dao nhọn tách phần dưới gốc kèm theo từ 1-2 rễ, sau đó lấy rễ bèo tây bó lại, ươm một thời gian cho ra rễ rồi bỏ vào chậu.

cach-nhan-giong-cay-hong-mon-klpt

Còn phần cây mẹ vẫn trồng và chăm sóc bình thường sau một thời gian lại bắt đầu ra những cây con bắt đầu nhân giống tiếp để trồng thêm được nhiều chậu hoa.

Cách chăm sóc

Nước: Điều chỉnh lượng nước sau cho phù hợp không nên tưới quá nhiều cây sẽ bị ẩm và úng gốc.

Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp nhất của cây Hồng Môn là 15-30 độ C nếu thấp hơn cây chậm phát triển, nếu cao hơn cây sẽ bị úng lá và thối rễ, vì thế nên chọn và đặt cây ở vị trí thích hợp nhất.

Đất: Đât chứa nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo độ tơi xốp, có thể trộn thêm phân chuồng hoặc mùn để cây có thể phát triển nhanh hơn.

Ánh sáng: Cây ưa bóng mát, nếu vị trí trồng cây của bạn có ánh nắng nên phủ lưới đen lên cách cây khoảng 2,5-3m.

Bón phân: Bạn có thể bón phân NPK tổng hợp, phân chuồng. Những loại phân này thường 5-6 tháng bón 1 lần.

Tỉa cây và những loại bệnh thường gặp: Để cây phát triển sinh trường tốt bạn nên thường xuyên cắt tỉa cây, loại bỏ những lá úng vàng, làm sạch cỏ dại, làm đất tơi xốp.

Ý nghĩa phong thủy của cây Hồng Môn

Cây có ý nghĩa phong thủy tượng trưng cho lòng hiếu khách và tình yêu!

Cây hoa có nhiều màu tượng trưng cho người có mệnh hỏa và mệnh thổ. Hồng Môn phù hợp với những người có hai loại mệnh này mang đến vận may cũng như tài lộc.

y-nghia-phong-thuy-cua-cay-hong-mon-klpt

Cây Hồng Môn hợp với những tuổi nào?

  • Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987): mệnh Lư Trung Hỏa
  • Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995): Sơn Đầu Hỏa
  • Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009): Tích Lịch Hỏa
  • Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017): Sơn Hạ Hỏa
  • Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965): Phú Đăng Hỏa
  • Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979): Thiên Thượng Hỏa

Công dụng của cây Hồng Môn

Cây phù hợp làm cây để bàn, phòng khách, quầy lễ tân, góc nhỏ trong nhà, trang trí nhà phòng khách.

Giúp giảm stress mệt mỏi, căng thẳng lúc làm việc chỉ nhìn qua làm kích thích và tăng sáng tạo.

Là dịp để tặng vào những ngày lễ ngày khai trương. Có nhiều người quan niệm rằng tạng cây Hồng Môn vào những dịp lễ tình yêu sẽ giúp cho tình yêu trở nên bền chặt hơn.

cong-dung-cua-cay-hong-mon-klpt

Có tác dụng thanh lọc không khí, những bản lá to dày có khả năng hấp thụ những khí độc xylen, benzen, fomandehit,… Những chất này gây nên các bệnh về đường hô hấp thậm chí dẫn đến bệnh ung thư.

Một số hình ảnh đẹp về cây Hồng Môn

Tham khảo ngay một số hình ảnh đẹp của cây Hồng Môn:

mot-so-hinh-anh-dep-ve-cay-hong-mon-klpt

mot-so-hinh-anh-dep-ve-cay-hong-mon-klpt-1

mot-so-hinh-anh-dep-ve-cay-hong-mon-klpt-2

mot-so-hinh-anh-dep-ve-cay-hong-mon-klpt-3

Với những kiến thức mà KLPT đã chia sẻ trên hy vọng các bạn sẽ biết được công dụng, ý nghĩa cũng như cách chăm sóc cây hoa đẹp. Từ đó bạn sẽ có một cuộc sống an nhiên yêu đời hơn.

Khám phá: Cây hoa ngũ sắc – công dụng và cách chăm sóc để “hoa nở bốn mùa”

5/5 - (4 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận