Ở Việt Nam từ xưa đã có quan niệm: “Vua chơi lan quan chơi trà”. Cây trà trong câu nói này chính là cây hoa trà cung đình. Thú vui trồng loài cây này được cho rằng là thể sự cao sang, quyền quý. Vậy nghĩa cây hoa trà cung đình là gì? Cùng đọc bài viết sau của Blog Cây Cảnh KLPT để tìm hiểu chi tiết.
Mục lục nội dung
Đặc điểm của cây hoa trà cung đình
Cây hoa trà cung đình hay còn gọi là cây trà my có tên khoa học là Camellia. Trên thế giới hiện nay có khoảng 80% các loài hoa Trà (Theacae) thuộc chi Camellia L. được tìm thấy tại Trung Quốc. Hầu hết số loài còn lại được ghi nhận là phân bố tại các vùng địa lý của Việt Nam. Có khoảng 26 loài trong số 20% còn lại là loài hoa Trà đặc hữu của Việt Nam và 17 loài khác có phạm vi phân bố rộng hơn trải dài từ Việt Nam, Trung Quốc qua Lào và Myamar.
Cây hoa trà thuộc dòng cây bụi, thân gỗ, rễ chùm, sống lâu năm. Chiều cao trung bình từ 1,2 đến 3m tùy vào độ tuổi và cách lấy tán của người trồng. Lá cây thuộc dạng lá đơn, mép có răng cưa. Lá cây khá dày và xanh đậm khá giống với lá cây chè.
Hoa cây trà cung đình có màu hồng nhạt. Cánh hoa mỏng nhé, xếp chồng thành nhiều lớp. Mỗi nhánh thường sẽ có 1-2 hoa. Hoa có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu.
Ý nghĩa và công dụng của cây hoa trà cung đình
Hoa trà cung đình là biểu tượng cho sự tuyệt vời với niềm tự hào, lòng tận tụy và sự khiêm nhường. Hồng trà cung đình con thể hiện những điều phú quý và sự viên mãn. Ngoài ra, hoa này còn được sử dụng cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới hay còn gọi là “Lễ cưới vàng”. Loài cây này còn thể hiện sự ngưỡng mộ, nể phục.
Cây hoa trà cung đình thường được sử dụng để trang trí trong ngày tết. Trồng trên ban công, sân vườn, các công trình kiến trúc.
Cách trồng và chăm sóc hoa trà cung đình
Đất trồng
Tuy loài cây này dễ thích nghi với nhiều dạng thổ nhưỡng khác nhau, nhưng vẫn cần chọn, làm đất kỹ khi trồng. Nên sử dụng đất cát pha trộn với phân động vật đã ủ mục. Đất nên được làm tơi xốp để tránh trường hợp trễ bị ngạt dẫn đến cây chết.
Ánh sáng
Hoa trà cung đình sinh trưởng và phát triển tốt ở những nới có nhiệt độ dưới 35 độ. Chính vì thế, cây có thể trồng quanh năm ngoài trời. Tuy nhiên, vào mùa hè bạn nên sử dụng một lớp lưới đen để cho mát cho cây không bị cháy lá và chết cành giăm khi nhiệt độ ngoài trời lên cao.
Nước, độ ẩm
Cây hồng trà là cây ưa ẩm vừa nên người trồng cần để ý về chế độ nước của cây. Nên tưới cây 1 ngày 1 lần để duy trì độ ẩm. Đặc biệt không nên để cây hoa trà trong chậu có bề mặt khô trắng.
Chế độ phân bón cho cây
Chế độ phân bón của cây hồng trà không quá phức tạp. Nên chọn những loại phân có nồng độ đạm thấp. Dùng phân hòa tan trong nước sau đó tưới cho cây. Tần suất bón phân cho cây dao động 1,5 – 2 tháng một lần. Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như đỗ tương, ngô và cá ngâm hoai mục sau đó tưới cho cây là tốt nhất.
Các loại hoa trà khác cùng họ hoa trà cung đình
Bạch Trà: hiện nay có hai loại là giống trà bản địa của Việt Nam cho màu trắng và giống trà bạch Nhật có hoa màu trắng nhưng bông to, cánh trắng trông rất đẹp.
Trà lựu: hoa nở trong thời gian dài, cánh hơi xoăn, màu đỏ rực rất đẹp mắt nên được ưa chuộng trong dịp tết nguyên đán.
Trà thâm hay còn gọi là trà thâm hồng bát diện: hoa cánh kép, bông to màu hồng đậm, cánh hoa gồm 8 lớp xếp vào nhau rất đẹp.
Hoa trà mi: hình dáng giống cây chè, thuộc loại thân gỗ nhỏ có dạng bụt, phân cành và nhánh xum xuê, lá có màu xanh đậm, bóng và phần mép lá có răng cưa.
Trà đỏ tàu: là loại trà Trung Quốc màu đỏ được du nhập về Việt Nam nhưng đã được chăm sóc, thuần dưỡng thích nghi với khí hậu Việt Nam.
Trà hoa vàng: hay còn được gọi là kim hoa Trà, là giống cây trồng vô cùng quý hiếm. Được ví như một loại thần dược chữa bệnh, cây có giá trị y học cao.
Bài viết của chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây hoa trà cung đình. Đừng quên theo dõi bản tin của Blog KLPT để biết thêm những mẹo chăm cây hữu ít.
Xem thêm: Ý nghĩa của hoa phong lữ, kỹ thuật trồng và chăm sóc