Phong lữ là một loài hoa được sử dụng phổ biến trong trí nhà cửa. Hoa có vẻ đẹp thu hút, màu sắc tươi tắn nên được nhiều người lựa chọn. Cùng đọc bài viết sau của Blog KLPT để tìm hiểu ý nghĩa của cây hoa phong lữ cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Đặc điểm hoa phong lữ
- Các tên thường gọi: Phong lữ, Phong Lữ thảo
- Tên tiếng anh : Zonal Geranium, garden Geranium
- Tên Khoa học: Pelargonium x hortorum
- Họ: Geraniaceae (Họ Mỏ Hạc)
Phong Lữ là loài hoa có nguồn gốc từ các nước vùng Địa Trung Hải. Hiện được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Phong lữ có 2 loại chính là phong lữ thảo đứng và phong lữ thảo rũ. Loại đứng thuộc cây thân thảo, chiều cao từ 20-50 cm. Cành cây phân thành nhiều nhánh, lá nhỏ dạng tròn có đường diềm lá uốn lượn như những bông hoa nhỏ. Đài hoa mọc thẳng, có xu hướng vươn lên trên. Còn phong lữ rũ hoa sẽ mọc xung quanh, rũ xuống nhẹ nhàng.
Hoa có 5 cánh, mọc thành chùm, có nhiều màu sắc khác nhau. Đặc biệt, nhờ kỹ thuật trồng tiến bộ mà đã có ra phong lữ có màu kép. Hoa có hương thơm nhẹ nhàng, những khá quyến rũ.
Ý nghĩa của hoa phong lữ
Hoa Phong lữ mang nhiều màu sắc khác nhau nên cũng tạo thành sự đa dạng về ý nghĩa. Mỗi màu sắc của Phong lữ mang một ý nghĩa khác nhau:
- Màu sẫm: phong lữ màu sẫm tượng trưng cho một nổi buồn, nổi u sầu.
- Phong lữ lá sồi: phong lữ lá sồi tượng trưng cho một tình bạn chân thành và keo sơn.
- Hoa màu hồng: tượng trưng cho sự ưu ái, sự ngọt ngào bạn dành cho đối phương.
- Phong lữ đỏ tươi: phong lữ màu đỏ tươi tượng trưng cho sự an ủi, vỗ về. Loại phổ biến và được ưa chuộng nhất có hương rất thơm và màu sắc tươi tắn.
- Hoa màu tím: tượng trưng cho nổi buồn, sự u sầu của người phụ nữ ở tuổi xế chiều.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lữ
Nhân giống, trồng cây
Hiện nay, có hai cách nhân giống phong lữ phổ biến là gieo hạt và giâm cành. Đối với kỹ thuật giâm cành, cần lựa chọn nhánh cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cắt một đoạn cành có 2 đến 3 mắt mầm, dài khoảng 10cm. Để tăng bề mặt tiếp xúc với đất bạn nên cắt chéo cành theo độ vát góc 45 độ, sau đó nhúng vào dung dịch kích rễ rồi giâm vào bầu đất, giữ mát và độ ẩm cho cây. Thời gian cây ra rễ là khoảng từ 6- 8 tuần lễ.
Phong lữ gieo hạt thì tốn nhiều thời gian hơn. Cây nảy mầm khá lâu, tuy nhiên đối với kỹ thuật này thường sử dụng để trồng những hoa có màu lạ. Để trồng hoa cần chuẩn bị đất theo tỷ lệ đất thịt, xơ dừa, tro trấu theo tỷ lệ 1:1:1. Gieo hạt cách nhau 5cm, phủ một lớp đất mỏng lên bề mặt.
Cách chăm sóc cây
Chế độ phân bón: Cây đủ chất dinh dưỡng sẽ sinh trưởng, ra hoa tốt. Khi cây đã cứng cáp, trưởng thành ra nhiều lá xanh, người trồng có thể dùng phân trùn quế để cấy vào đất tăng dinh dưỡng và tạo độ tơi xốp hoặc hòa tan phân NPK rồi tưới cho cây, khoảng 2 đến 3 tuần/ lần. Phân bón giúp cây khỏe mạnh, sai hoa, màu hoa tươi tắn, rực rỡ.
Lượng nước: Phong lữ là loài hoa ưa hạn nên không cần tưới nước quá nhiều gây nên hiện tượng úng rễ. Chỉ nên tưới cây 2 ngày/lần, khuyến khích nên sử dụng vòi phun tia nước để nước từ từ thấm vào đất, trách gây tổn thương cho rễ hay cây.
Ánh sáng và nhiệt độ: Phong lữ là loài hoa không kén ánh sáng và nhiệt độ. Chính vì thế, có thể đặt cây ở nhiều nơi như phòng khách, ban công, sân vườn,….
Bài viết của chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn ý nghĩa, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa phong lữ. Đừng quên theo dõi Blog KLPT để có thêm nhiều thông tin hữu ích.