Quả Cóc từ lâu đang là một trong những cây khá quen thuộc có tác dụng kích thích tiêu hóa, chế biến nhiều món ăn, quả cóc còn có tác dụng trị cảm cúm. Cùng Blog KLPT tìm hiểu rõ hơn về loài cây Cóc Ta này nhé!

Đặc điểm của cây Cóc Ta

Thông tin về cây Cóc Ta
Tên gọi khác:Cây cóc Miền nam, cây cóc thường.
Tên khoa học:Spondias dulcis L.
Họ: Xoài/Đào lộn hột (Anacardiaceae)

Cây thuộc cây thân gỗ chiều cao khá cao, được phân thành nhiều nhánh, gỗ giòn, dễ gãy.

dac-diem-cua-cay-coc-ta

Lá cây Cóc ta to, lá kép dài 20-60cm, lá mọc ở ngọn nhánh, lá mang 7-12 đôi. Lá chét dài 6.25-10cm. hình thuôn tròn hai bên mép lá có răng cưa. Vào đầu mùa khô lá sẽ chuyển thành màu vàng và rụng.

Hoa được mọc thành chùm nhỏ màu trắng có 10 nhị, hoa dài đến 30cm, chùy mang ít hoa thòng xuống đất.

Quả thuộc loại quả hạch còn sống có màu xanh, chín chuyển thành màu vàng. Có ba lớp lớp ngoài là vỏ ở giữa là thịt và bên trong là hạt cứng gai dạng sợi bao quanh. Quả ăn có vị giòn chua, quả mọc thành chùm từ 2-12 quả, thòng xuống.

Thành phần hóa học:

Qua phân tích, các nhà khoa học đã chứng minh được thành phần thịt trái cóc như sau: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3% – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%; tro 0,4% – 0,7%; acid 0,4% – 0,8%.

Trong 100g thịt của trái cóc chứa tới 42 mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt (Fe).

Công dụng của cây Cóc Ta

Ở Việt Nam lá Cóc non thường được làm rau sống vì có vị chua hoặc dùng để nấu canh chua, thái nhỏ để bóp gỏi, mùi khá thơm.

  • Quả cóc non còn nhỏ hạt mềm ngâm với nước đường ăn giòn. Quả xanh thái bỏ hạt trong ăn sống giòn chua kèm với muối ớt, hoặc thái nhỏ nhỏ trộn gỏi. Dân gian nếu bị cảm ăn cóc sẽ giải cảm.

cong-dung-cua-cay-coc-ta-klpt

  • Ngoài ra quả cóc non rụng hoặc quả cóc xanh gọt vỏ bổ từng miếng muối dưa như món dưa chua, cà pháo.
  • Dùng thịt quả làm nước uống giải khát vào mùa hè có vị thơm ngon nguyên chất.
  • Nhiều công ty lấy nước cóc chế biến thành món rượu bán ra ngoài thị trường và được bán khá chạy.
  • Đối với chị em trái cóc giúp giảm cân, tăng cường tiêu hóa, đẹp da làm sáng da.

Các bộ phần của cây được dùng làm thuốc

  • Trái cóc từ lâu đã ghi nhận là một vị thuốc, kích thích hệ tiêu hóa, ăn ngon, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát.
  • Trị đau hong: nhai thật kỹ trí cóc với muối
  • Tiêu Thực: nghiền nhỏ thịt trí cóc, rồi chế biến món ăn

cac-bo-phan-cua-cay-duoc-dung-lam-thuoc

  • Tiêu chảy: lấy 4 miếng vỏ cây cóc với 4 miếng chiêu liêu nghệ rửa sạch đổ vào 750ml nước lọc nấu lại còn 250ml chia làm 3 lần uống trong ngày, uống tầm 2 ngày cầm ngay và luôn.
  • Xương khớp: vỏ cây cốc nghiền nát trộn với nước đắp lên vùng xương khớp.

Cách trồng và chăm sóc cây Cóc Ta

Cây Cóc ta cho ra trái ngon và trồng được nhiều vị trí trong sân ngoài vườn, trước nhà. Cây khá dễ chăm sóc nên được nhiều nhà lựa chọn là cây ăn quả.

Kỹ thuật trồng cây Cóc

Cây cóc có thể trồng bằng hai cách gieo hạt và chiết cành

Gieo hạt: Chọn quả chín già lấp đất chặt và tưới nước giữ độ ẩm cho cây để cây nơi thoáng mát, tránh ánh nắng rọi vào, thời gian đợi cây mọc chồi nên tưới nước thường xuyên cho cây để cây phát triển. Tầm 15-20 ngày cây sẽ mọc chồi chăm sóc cây, khi cây bắt đầu mọc lá bứng cây ra ngoài đất trồng để cây phát triển khỏe mạnh hơn ra trái nhiều hơn.

cach-trong-va-cham-soc-cay-coc-ta-klpt
Hình ảnh cây cóc

Chiết cành hay ghép cành sẽ không mất thời gian hơn, tầm 3-5 tháng chăm sóc cây đã có quả.

Cóc có thể trồng quanh năm, nếu trồng với số lượng nhiều nên trồng vào mùa mưa tránh trồng vào thời điểm rét đậm rét hại hay nắng nóng. Sau khi trồng nên thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho đất và nên trồng mỗi cây cách nhau 9-15m.

Xem thêm video về cách trồng cây cóc từ hạt

Cách chăm sóc cây Cóc ta

Đất: Cây thích hợp được với nhiều loại đất, cần cần tơi xốp và dễ thoát nước.

Phân: Trước khi trồng nên bón phân lân, chuồng, trộn với nhau trước 1-2 tháng. Sau khi trồng rải vài muỗng cà phê phân NPK, DAP vào xung quanh tưới đẫm nước, sau mỗi lần hái quả nên bón thêm một lớp đất mặt.

Nước: cần tưới điều độ nước, giai đoạn khi ra hoa đậu quả cần tưới nước điều độ cho cây, tránh tưới thất thường làm hoa ít đậu quả. Thời gian tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, nên tưới vừa đủ lượng nước. Nếu thấy đất khô mặt đất hơi trắng là tưới được.

Nhiệt độ: cây không ưa lạnh, nhiệt độ phù hợp nhất 18-30 độ C, vào mùa đông cây sẽ rụng hết lá và lụi đi.

Cây cóc ta trồng bao lâu có trái

Cây cóc ta ra quả tầm khoảng 3 – 5 tháng kể từ ngày trồng. Cây trưởng thành sẽ cao từ khoản 1m5 – 5m, tán sẽ cao từ khoản 1 – 3m. Vì thế việc lựa chọn trồng loại cây cóc ta này sẽ rất hợp với nhà phố và được rất nhiều người lựa chọn.

cay-coc-ta-trong-bao-lau-co-trai-klpt

Quả của loại cây cóc ta này chua và giòn, rất nhiều vitamin. Bạn có thể sử dụng ngay quả hoặc dầm chua, xay lấy nước hoặc làm sinh tố.

Những hình ảnh đẹp từ trái cóc

nhung-hinh-anh-dep-tu-trai-coc-klpt

nhung-hinh-anh-dep-tu-trai-coc-klpt-1

nhung-hinh-anh-dep-tu-trai-coc-klpt-2

Việc trồng và chăm sóc cây Cóc không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Hãy tự tay chăm sóc cây để có một không gian thư giãn và thưởng thức những món ngon từ trái cóc.

Xem thêm: Cây Cỏ Lan Chi – Sự may mắn, bền bỉ và công dụng tuyệt vời

Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: cách trồng cóc, tại sao cây cóc không ra quả, cây quả cóc, cách trồng cây cóc tại nhà, cây cóc rụng lá, ý nghĩa trồng cây cóc, cách trồng cóc từ hạt, cách ươm hạt cóc, cây cóc việt nam, trồng cóc bằng hạt, cây cóc ra hoa tháng máy, cây cốc thái,…

5/5 - (4 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận