Cây bỏng nẻ thường được trồng trong các công trường, phủ xanh đất trồng đô thị. Thường được dùng làm hàng rào hay xung quanh những cây lớn trong thành phố. Cùng Blog Cây Cảnh KLPT khám phá công dụng, ý nghĩa và đặc điểm của loài thực vật này qua bài viết sau đây!

Giới thiệu về cây bỏng nẻ

  • Tên gọi khác: Cây nổ, cây mắc tẻn, Cáng pa (tiếng Thái)
  • Tên khoa học: Flueggea virosa (Roxb. ex Willd) Voigt
  • Chi: Bỏng nẻ
  • Họ: Thầu Dầu (Euphorbiaceae).

Cây phân bố chủ yếu ở miền Bắc nước ta. Là loại cây ưa nắng, chịu được khô hạn và khắc nghiệt, có sức bền tốt nên thường làm hàng rào.

gioi-thieu-ve-cay-bong-ne-klpt

Cây Bỏng Nẻ có kích thước khá nhỏ và có đường kính bé, cây trưởng thành cây cao từ 2-3m. Khi cành cây già có màu nâu sẫm. Thân cây nhỏ, thon, chia thành nhiều nhánh nhỏ.

Lá màu xanh đậm, mỏng, nguyên có nhiều hình dạng khác nhau, thường hình bầu dục, thuôn đầu, nhọn gốc. Ngoài ra còn có những lá còn có hình tam giác. Cây có độ che phủ tốt và thời gian ra hoa dài.

gioi-thieu-ve-cay-bong-ne-klpt-1

Hoa mọc ở nách. Hoa đực mọc thành cụm; hoa cái mọc riêng lẻ hoặc xếp 2-3 cái. Cánh hoa mỏng, nhẹ, rủ xuống đẹp.

Quả hình cầu, màu trắng nhạt, có 3 mảnh vỏ. Hạt hình 3 cạnh, màu đỏ nâu. Cây ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-11.

Công dụng của cây bỏng nẻ

Cây rất thích hợp để trồng tạo mô hình, hàng rào. Những cây trồng lâu năm, thân cứng cáp thường được uốn để trồng làm cây Bonsai.

cong-dung-cua-cay-bong-ne-klptcong-dung-cua-cay-bong-ne-klpt

Ngoài ra, cây còn được dùng trang trí bàn làm việc như cây phong thủy góp phần làm cho không gian tươi mát, đầy sức sống hơn. Vì vậy cây cũng thường được dùng làm quà tặng.

Cách trồng và chăm sóc cây bỏng nẻ

Cách trồng: Sau khi mua về, tháo túi nilon đặt nguyên bầu đất xuống vị trí cần trồng, đào hố sâu khoảng 5cm sao cho phủ kín mặt bầu đất. Nên trồng cây so le thành hai hàng, khoảng cách giữa 2 hàng và khoảng cách giữa 2 cây là khoảng 15cm. Sau đó tưới đẫm nước cho cây.

cach-trong-va-cham-soc-cay-bong-ne-klpt

Đất trồng: Không kén đất, có thể phát triển ở bất cứ môi trường nào, tuy nhiên, nên bón thêm tro trấu, xơ dừa để tăng độ mùn cho đất trước khi trồng, nhằm cho cây phát triển nhanh.

Nước: Nhu cầu cần nước không cao, có thể chịu được hạn. Chỉ cần tưới khi mặt đất se khô. Mùa nắng, chúng ta nên tưới ngày 1 lần và sáng sớm hoặc chiều tối. Mùa mưa, ẩm thì không cần tưới.

cach-trong-va-cham-soc-cay-bong-ne-klpt-1

Cắt tỉa/ Sâu bệnh: cây nổ là loại cây khỏe mạnh, ít sâu bệnh, do đó để cây phát triển, ngăn ngừa sâu và nấm phát triển, nên tỉa cành thường xuyên, cắt tỉa những cành bị héo, cành gẫy, tránh cho cây quá rậm rạp, làm nơi trú ngụ cho sâu bệnh phát triển.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về cây bỏng nẻBlog KLPT vừa gửi đến cho bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn biết được công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc cây sao cho hiệu quả nhất.

Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây bon sai bỏng nẻ!

Xem thêm: Hoa Thu Hải Đường – đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc

5/5 - (1 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận