Cây thuốc dấu không chỉ là loại cây dùng để làm cảnh mà còn là cây thuốc quý trong Đông y. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn không biết nhiều về công dụng chữa bệnh của nó. Blog Cây Cảnh KLPT sẽ cùng bạn tìm hiểu về những bài thuốc hay của cây thuốc dấu nhé!
Mục lục nội dung
Giới thiệu về cây thuốc dấu
- Tên thường gọi: Thuốc dấu, cây hồng tước san hô, dương san hô, ngải rít, cây thuốc lá dấu,…
- Tên khoa học: Pedilanthus tithymaloides (L.). Poit. (Euphorbia tithymaloides L.).
- Họ khoa học: thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.
Thuốc dấu mọc thẳng đứng, có chiều cao trung bình khoảng 1m, toàn thân chứa mủ trắng. Cành cây mọc quằn quẹo, đôi khi thường quấn lấy nhau. Lá có hình trứng, mọc so le đều tăm tắp. Hoa có màu đỏ, mọc ở ngọn cành.
Hoa cây thường nở vào tháng 4 – 5 hay 8 – 9.
Cây có nhiều loại khác nhau như lá có lông hoặc không lông, dài hay hẹp,…
Thuốc dấu có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và Trung Mỹ, tại vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Sau này, cây phân bổ khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây sinh trưởng tốt tại vùng đất cát, thoát nước tốt và có nhiều chất dinh dưỡng.
Công dụng chữa bệnh của cây thuốc dấu
- Bộ phận dùng: Toàn thân
- Thu hái, chế biến: Cây thu hái quanh năm. Dạng tươi dùng để đắp và dạng khô dùng sắc uống.
- Tính vị: Tính hàn, vị chua hơi chát, có độc.
Thành phần hóa học: Rễ, thân, lá thuốc dấu chứa độc tố euphorbol (một terpene phức hợp) và các diterpene ester khác. Ngoài ra, lá và thân cũng chứa beta-sitosterol, cycloartenol, octacosanol và oxime là dược tính dựa trên độc tính của chúng.
Cây được sử dụng cho những bệnh lý như:
- Trị viêm kết mạc mắt
- Viêm da có mủ
- Chữa chấn thương do té ngã, ngoại thương chảy máu
- Mụn nhọt, đinh độc, lở ngứa
- Trị vết cắn côn trùng, rắn
- Chữa sổ mũi, chứng bứt rứt trong người
Cách dùng cơ bản:
- Đắp ngoài: Rửa sạch lá tươi hoặc nhựa cây bôi hoặc đắp bó vào vết thương
- Dùng để uống: Dùng 4 – 6g lá khô, sao vàng. Sau đó sắc với nước và uống.
Những bài thuốc hay về cây thuốc dấu
BLog KLPT sẽ tổng hợp những bài thuốc chữa bệnh cực hay của thuốc dấu để bạn tham khảo khi cần.
Trị vết thương có mủ
Giã nát lá thuốc dấu, đắp lên vết thương để mủ được hút ra sạch sẽ.
Chữa mụn nhọt
Rửa sạch, giã nát lá thuốc dấu, đắp vào chỗ mụn nhọt để tiêu sưng cũng như hút mủ ra. Thay thuốc liên tục.
Cầm máu vết thương
Rửa sạch lá tươi, rịt ở bên ngoài vết thương. Hoặc dùng nhựa cây bôi vào vết thương để cầm máu.
Chữa rắn cắn
Rửa sạch lá tươi và giã cùng với muối, sau đó đắp lên vết thương.
Lưu ý:
- Trước khi sử dụng các bài thuốc này cần hỏi ý kiến bác sĩ
- Người hư hàn và phụ nữ có thai không nên sử dụng cây thuốc dấu
Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc dấu
Để những bài thuốc này có tác dụng chữa bệnh, bạn cần phân biệt được cây thuốc dấu và cây thuốc giấu. Tên thì có vẻ giống nhau nhưng đây hoàn toàn là 2 loại cây khác nhau nhé.
Thuốc dấu được trồng làm cảnh và làm thuốc ở Việt Nam. Còn cây thuốc giấu được người dân bản địa đặt tên để biểu hiện cho sự cất giấu, giấu giếm vì đây là bài thuốc quý. Và đó chính là sâm Ngọc Linh quý hiếm mọc phổ biến ở Kon Tum.
Vì vậy, bạn cần lưu ý kĩ điểm này để có thể mua cho mình cây thuốc dấu chính xác nhất.
Vừa rồi, Blog KLPT đã tổng hợp chi tiết về công dụng chữa bệnh cực hay của cây thuốc dấu cho bạn rồi đấy! Chúc bạn có được những bài thuốc hay để điều trị bệnh cho mình hoặc người thân kịp thời.
Xem thêm: Cây thông – đặc điểm, công dụng và ý nghĩa trong đời sống