Truy cập trang web Để xem nhiều cây cảnh hơn và lựa chọn loại cây phù hợp cho gia đình bạn.

1. Yếu tố ánh sáng
Thật đơn giản để nhìn nhận được rằng, vấn đề thiếu ánh sáng mặt trời trong mùa đông là vấn đề chính, cần quan tâm đặc biệt khi trong nhà bạn đang trồng rất nhiều cây cảnh. Ai cũng biết, ánh sáng mặt trời vô cùng quan trọng trong quá trình quang hợp. Cây trồng trong nhà thường được đặt ở cửa sổ, bàn ăn, ban công hay những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào, để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên, trong những ngày mùa đông, bạn nên “chủ động” thêm bóng đèn huỳnh quang, đặt gần vị trí trồng cây cảnh, giúp bổ sung lượng sáng cần thiết để “hệ thống” cây cảnh trong nhà luôn xanh tươi.

2 Không khí- độ ẩm
Mùa đông, tiết trời lạnh, nhiệt độ thấp kèm theo những cơn gió mùa lạnh, một số cây sẽ dễ gặp sâu bệnh vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vậy nên để tạo độ ẩm tốt cho cây phát triển, hãy tiến hành phun sương cho cây 2 lần/ ngày, vào mỗi buổi sáng và tối. Cây cối được bổ sung độ ẩm sẽ tránh được các hiện tượng héo úa, vàng vọt, khô rễ…

3. Nước
So với mùa hè thì mùa đông, cây không cần phải tưới nhiều nước. Tuy nhiên, nếu xao nhãng việc tưới nước, khiến cho đất trồng bên dưới khô cằn, không có độ ẩm cần thiết thì cũng sẽ khiến cây bị chết. Nhưng lưu ý là nhiệt độ của nước tưới phải cân bằng với nhiệt độ phòng để tránh những trường hợp cây bị sốc do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

4. Phân bón
Phân bón cần thiết cho bất cứ loại cây nào, vào bất cứ mùa nào. Nhưng so với các mùa khác trong năm thì mùa đông bạn cần phải bón với liều lượng nhiều hơn, khoảng gấp rưỡi (so với mùa hè) để cây có đủ sức khỏe chống chọi với thời tiết giá lạnh. Tuy nhiên, tăng liều lượng khi bón thì bạn phải giảm số lần bón, vì bón kích thích là để cây phát triển, bón quá nhiều lần khiến cây phát triển nhanh trong môi trường không thuận lợi là không tốt.

5. Tìm vị trí thích hợp
Nếu như mùa hè, xuân, cây cảnh sẽ được đặt ở khung cửa sổ hay ban công, nơi có nhiều nhất nắng và gió. Mùa đông lại có chút thay đổi về vị trí. Bạn nên đặt ở bàn trà, bàn học, bàn bếp hay ở kệ trang trí, và kèm theo ánh đèn sưởi ấm cho cây. Cây cảnh không thích hợp với mưa phùn gió bấc.
Nếu vẫn thích đặt bên ô cửa sổ, bạn cần đảm bảo việc gắn đèn phía trên cửa chiếu xuống cây và đóng cửa sổ trong những ngày dự báo sẽ có gió mưa thất thường.

6. Cắt tỉa
Tùy từng loại cây cảnh, với những chậu cây nhỏ, bạn có thể dọn dẹp phía dưới gốc cây và nhặt đi những chiếc lá chuẩn bị úa vàng. Với loại cây cảnh có kích thước lớn hơn, bạn nên xem xét cắt tỉa chúng trong những ngày nắng ấm của mùa đông. Việc cắt tỉa định kỳ không chỉ giúp cây cối có kiểu dáng đẹp hơn, mà còn giúp cây phát triển an toàn, tránh được nhiều sâu bệnh trong mùa đông.

7. Xới đất
Việc xới đất không quá nặng nhọc, khó khăn nhưng mang lại hiệu quả cao. Xới đất giúp đất tơi xốp, rễ cây dễ “thở” hơn, đồng thời, cây dễ hấp thu nước, phân bón và không khí hơn.
Xới xáo làm lớp đất mặt quanh bộ rễ tơi xốp, thông thoáng; chế độ nhiệt, ẩm độ được duy trì ổn định sẽ giúp cây hút dinh dưỡng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh.

Xem thêm video về Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh, hoa: https://klpt.org/cam-nang-tu-van/

5/5 - (2 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận