Hoa hồng anh được biết đến là hoàng hậu của các loại hoa dây leo. Hoa thường được trồng ở tường, hàng rào, tạo nên những điểm nhấn đặc biệt cho không gian. Cùng đọc bài viết sau của Blog Cây Cảnh KLPT để biết được ý nghĩa, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng anh.
Mục lục nội dung
Đặc điểm chung của hoa hồng anh
- Tên cây: Hoa Hồng Anh
- Tên thường gọi: Dây leo Hồng anh
- Tên khoa học: Mandevilla sanderi
- Họ: Apocynaceae
- Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Brazil
Hồng Anh thuộc loại thân leo có nhiều cành nhánh dài mềm. Cây phát triển bằng cách cuốn vào vật chủ. Cây có chiều cao trung bình khoảng từ 2m – 4,5m. Thân cây có màu xanh hơi hồng, bề mặt thân có long nhỏ mềm mại bao phủ dễ dàng cho việc uốn bám vào giàn. Hồng anh sống rất lâu năm nên khi về già thân cây có màu xám và có nhựa mủ màu trắng.
Hoa được mọc ra từ nách lá, có dạng hình chuông. Hồng anh có màu hồng nhạt ở hoa kép, màu trắng, đỏ ở giống hoa đơn. Lá hồng anh thuộc họ lá đơn, mọc đối, mặt má bóng màu xanh đậm, thon dài hình trứng. Mép lá nguyên không xẻ răng cưa như một số loại hoa dây leo cùng loài.
Hồng Anh đơn hoa có 5 cánh, loại hoa kép thì có từ 3 đến 4 lớp cánh hoa xếp đan xen nhau. Hoa có nhị và nhụy nằm trong ống tràng. Việc thụ phấn cho hoa có thể làm thủ công tuy nhiên nhờ sâu bọ thụ phấn sẽ có hiệu quả hơn. Hoa hồng nở rộ vào những tháng hè, mùa đông cây thường ít lá, không ra hoa.
Ứng dụng của hoa hồng Anh
Hồng anh màu hồng hợp những người mệnh hỏa, mang lại may mắn cho người trồng. Hoa hồng anh còn biểu trưng cho sự phát triển, niềm hy vọng.
Loài cây này thường được trồng trước cổng nhà, quanh hàng rào, vòm cửa hoặc sử dụng trồng thành giàn, vừa tạo cảnh quan vừa làm bóng mát. Hơn thế nữa, việc trồng hồng anh giúp tạo ra những không gian xanh đẹp, tô điểm cho các công trình kiến trúc.
Kỹ thuật trồng hoa hồng Anh
Cách chăm sóc cây
Nhiệt độ: Hồng Anh là loài cây có thể phát triển được ở những nơi có ánh sáng nhiều hoặc ngay cả trong bóng râm. Nhiệt độ thích hợp để trồng loài cây này là từ 20-30 độ C.
Nước: Đây là loài cây không chịu được ngập úng. Chính vì thế không cần tưới quá nhiều nước, nên tạo rảnh để rể không bị ngạt.
Đất trồng: Hồng Anh phù hợp với đất mùn, tơi xốp, dễ thoát nước. Đất trồng cây có thể thêm các loại phân động vật đã được ủ, xử lý qua.
Chế độ phân bón: Khi cây ở giai đoạn phát triển cần bổ sung phân bón cho cây, nhưng không nên bón quá nhiều đạm.
Cắt tỉa: Khi dây ra hoa, nên tiến hành cắt tỉa. Nếu cây ra được 1 hoặc 2 năm thì chỉ nên cắt tỉa ít, chủ yếu là chỉnh sửa lại dáng dây. Nếu lâu năm thì có thể cắt tỉa vào mùa Xuân để kích thích dây ra nhánh mới.
Các loại sâu bệnh: Các loại sâu bệnh thường gặp ở hồng anh là rệp sáp. Khi thấy hiện tượng lá xoăn lại, hoa bị teo kiểm tra thấy có nhiều đốm trắng li ti thì cây đã nhiễm rệp. Để phòng chống sâu bệnh, tiến hành phun thuốc diệt rệp cho cây tốt nhất nên phun vào hôm nắng to thì khả năng rệp chết sẽ cao hơn. Thường xuyên cắt tỉa, dọn lá dưới gốc cây để phòng trừ bệnh nấm.
Kỹ thuật trồng cây hoa Hồng Anh
Thời điểm thích hợp để trồng hồng anh là khoảng từ tháng 1 đến tháng 8. Hồng anh có thể nhân giống bằng cách giâm cành. Thường những cành già, khỏe mạnh sẽ được lựa chọn đem đi giâm. Trước khi giâm cành nên bổ sung thêm dung dịch kích thích ra rễ và tăng trường.
Đất trồng cây thường là đất cát có chứa nhiều chất mùn, thoát nước tốt, đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Có thể trộn đất với phần chuồng đã được ủ hoai. Khi trồng cần sử dụng giá thể để cây có thể bám vào.
Bài viết của chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn ý nghĩa, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng Anh. Đây là một loài cây dễ trồng, đẹp phù hợp với nhiều không gian, bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi trồng loại cây này.
Xem thêm: Hoa Trà My – ý nghĩa, nguồn gốc và đặc điểm nổi bật