Nếu là dân chơi bể cá, hồ cá thủy sinh thì chắc hẳn quá quen thuộc với Rêu minifiss. Loại rêu này thường được sử dụng để lót nền cho hồ, bể cá cảnh. Nhiều người khác thắc mắc loại rêu minifiss mọc ở đâu? Cách trồng và chăm sóc loại rêu này có dễ dàng hay không? hãy cùng Blog Cây Cảnh KLPT đi tìm câu trả lời ngay dưới đây.
Mục lục nội dung
Giới thiệu về Rêu minifiss
Rêu minifiss có vẻ ngoài rất đặc trưng với những tán lá nhỏ tựa như lông vũ. Loài rêu này phát triển khá mạnh mẽ tại khu vực nhiệt đới Châu Á. Có khả năng phát triển, sinh trưởng mạnh mẽ dễ dàng thích nghi ở mọi môi trường sống.
Loại rêu này thuộc họ Fissidentaceae của chi Fissidens. Rêu minifiss thường mọc theo từng cụm thảm nhỏ hay lớn tùy thuộc vào môi trường đang sống. Thế nên người chơi thủy sinh thường sử dụng rêu minifiss để trải nền, hay buộc vào lũa, đá để trong hồ thủy sinh.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại rêu này trong tự nhiên. Rêu minifiss có rất nhiều hình dáng khác nhau. Và có 4 loại rêu minifiss được tìm thấy nhiều nhất gồm:
- Rêu minifiss lá cạn
- Rêu minifiss lá nước
- Rêu minifiss vò
- Rêu minifiss trải nền
Là loại rêu chỉ có kích thước rất bé chỉ khoảng 0.5cm. Những loại rêu này lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ. Có công dụng hỗ trợ quang hợp tạo ra khí oxy trong nước cho cá cảnh trong bể. Đặc biệt, loại rêu này còn có thể xử lý chất thải cặn bẩn do cá thải ra làm thức ăn cho mình. Giúp cho nước trong bể, hồ không bị đục bẩn.
Những đặc điểm của rêu minifiss
Rêu minifiss có rất nhiều ưu điểm để bạn sử dụng trang trí trong hồ cá của mình. Ví dụ như:
- Có sức sống khỏe, ra lá nhanh chỉ trong 2 đến 3 tuần nếu được sống trong môi trường phù hợp.
- Có thể cột được lên đá, lũa, sỏi hay rải nền làm thảm cho bể cá.
- Phù hợp cho những vật nuôi như tôm, tép, cá nhỏ có nơi trú ẩn và có thức ăn trong rêu.
- Tuy có tốc độ phát triển khá chậm nhưng lại có sức sống rất khỏe.
- Có khả năng thích nghi nhanh với môi trường nước mới.
- Vẫn phát triển tốt trong môi trường không có CO2.
Rêu minifiss mọc ở đâu?
Bạn có thể tìm thấy và khai thác rêu minifiss tại các khu vực khe suối, hay là những đồi gần suối có độ ẩm cao. Đó là những môi trường tự nhiên thích hợp cho rêu minifiss mọc. Tại Việt Nam, rêu minifiss được khai thác rất nhiều trong tự nhiên. Tại khu vực suối hồ tại miền Bắc và miền Nam rất dễ bắt gặp loại rêu này.
Cách trồng rêu minifiss đơn giản
Các loại rêu thủy sinh minifiss có rất nhiều cách trồng khác nhau. Tuy nhiên cách trồng dưới đây được nhiều người áp dụng bởi tính đơn giản, mang lại hiệu quả cao.
Đầu tiên bạn cần phải mua rêu được vò sẵn, thường được bán tại cửa hàng hay trên các sàn thương mại điện tử như shopee, tiki, lazada đều có. Giá trên thị trường rơi vào khoảng 150.000 – 200.000đ/ lạng.
Tiếp đến cần phải loại bỏ đất hoàn toàn ra khỏi đám rêu được vò sẵn. Sau đó bạn cần xay nhuyễn rêu bằng máy xay sinh tốt hoặc máy xay đều được.
Sau khi rêu được xay nhuyễn xong bạn nên trộn chung với sữa chua. Việc này sẽ giúp cho rêu nhanh mọc hơn do có chất dinh dưỡng từ sữa chua. Trong sữa chua có lượng visinh lên mem sẵn sẽ giúp cho rêu được hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Tiếp theo bạn lấy bình phun hoặc rải nước lên làm ẩm bề mặt cần trải rêu. Bề mặt cần trải rêu có thể là gỗ, đá, nền kính,… Sử dụng chổi sơn hoặc tay để quét rêu lên khu vực muốn cho rêu mọc.
Sau khi bạn đã phủ rêu xong lên khu vực cần trồng, ủ kín lại để giữ ẩm cho rêu phát triển. Điều này sẽ tăng nhiệt độ kích thích rêu mọc nhanh hơn.
Cách chăm sóc rêu minifiss ươm mỗi ngày
Cách chăm sóc các loại rêu thủy sinh khá là dễ, đối với rêu minifiss lại càng dễ hơn. Bạn chỉ cần bỏ ra chút thời gian chăm sóc và đánh dấu lại cột mốc rêu phát triển. Sau khi rêu phát triển xong sẽ trở nên xanh mướt và đẹp mắt hơn.
- Sau khi bạn ủ rêu lại thì nên nhớ bật đèn 8 tiếng/ngày để rêu có ánh sáng phát triển.
- Sử dụng bình phun hơi sương khoảng 2 lần/ngày để giữ ẩm.
- Sau 2 tuần thì rêu sẽ bắt đầu ra lá non. Vào lúc này không cần phải ủ ẩm cho rêu nữa, mà nên để rêu tiếp xúc với môi trường có ánh sáng nhiều hơn.
- Khoảng 3 tuần sau thì rêu sẽ lên đều và phát triển dày hơn.
Trên đây Blog KLPT đã tìm hiểu giúp bạn những thông tin cần thiết về rêu minifiss. Cũng như cách trồng và chăm sóc rêu minifiss như thế nào. Hy vọng bạn sẽ thành công trong việc trồng rêu minifiss và có 1 hồ cá đẹp xanh mướt.
Tham khảo hướng dẫn tự ươm rêu minifiss lên đá trang trí bể thủy sinh!
Xem thêm: Các loại cá cảnh đẻ con đẹp, dễ nuôi nhất hiện nay
Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: rêu minifiss ngoài tự nhiên, rêu thủy sinh tự nhiên, rêu sống ở đâu, rêu mọc ở đâu, cách chăm sóc rêu minifiss, cách trồng minifiss,….