Cá Rồng là 1 giống cá cảnh có kích thước khá lớn và khá hung dữ. Có nhiều trường hợp bể kính bị vỡ do cá Rồng kích động húc vào thành bể kính. Chính vì thế nếu bạn đang có ý định làm bể nuôi cá rồng tại nhà thì cần phải lưu ý về vấn đề này. Hôm nay Blog Cây Cảnh KLPT sẽ giúp bạn điểm qua những điều cần lưu ý khi làm bể cá rồng đẹp và an toàn.

Vài nét về cá Rồng

Cá Rồng có nguồn gốc từ bộ cá rồng, có tên khoa học là Osteoglossiformes. Giống cá này đã xuất hiện trên trái đất từ hơn 200 triệu năm trở về trước. Theo quan niệm dân gian, cá rồng tượng trưng cho may mắn, kim – tiền và phú quý. Chính vì thế mà tại Việt Nam cá rồng rất được giới thượng lưu lựa chọn nuôi nấng.

vai-net-ve-ca-rong-klpt

Cá Rồng có phần đầu nhiều xương, phần thân thuôn dài được che phủ bởi lớp vảy cá lớn và nặng. Có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào giống loài và nơi sinh sống tự nhiên. Cá Rồng khi trưởng thành có kích thước dài 1,2m trong tự nhiên và 1m trong điều kiện nuôi nhốt.

vai-net-ve-ca-rong-klpt-1

Dòng cá rồng sinh sống chủ yếu tại vùng nước ngọt, thế nên khá phù hợp được nuôi nấng trong hồ cá, bể cá trong và ngoài nhà. Hiện tại, loài cá rồng này có khoảng 214 giống cá khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên cá rồng xuất xứ tại Châu Á lại được ưa chuộng nhiều hơn bởi vẻ bề ngoài rực rỡ của chúng.

Các loài cá rồng được ưa chuộng nhất hiện nay, bao gồm:

  • Cá rồng châu Á
  • Huyết long (Scleropages legendrei)
  • Kim long quá bối (crossback golden)
  • Kim long hồng vĩ (Scleropages aureus, HighBack Golden)
  • Thanh long (Scleropages formosus)
  • Cá rồng châu Úc
  • Kim Long Úc (Scleropages jardinii)
  • Cá rồng Nam Mỹ
  • Ngân long (Osteoglossum bicirrhosum)
  • Hắc long (Osteoglossum ferreirai)

Lưu ý khi làm bể nuôi cá Rồng

Cá Rồng có kích thước rất lớn, tính tình lại hung dữ. Thế nên cần môi trường nuôi có không gian rộng lớn. Loài cá này cũng rất kén ăn, người nuôi cần để ý và tốn công sức chăm sóc chúng. Để nuôi được loài cá này trong bể kính, bạn cần lưu ý những điều sau:

Kích thước bể nuôi cá rồng

Cá Rồng sinh trưởng rất nhanh, có kích thước lớn, linh hoạt và hung dữ. Việc cá này chuyên húc vào thành bể đã không còn điều mới lạ. Vì vậy bể nuôi cá cần phải đạt được 2 yêu cầu, bao gồm:

Kích thước của bể cá: bể cá bắt buộc phải có diện tích tối thiểu là chiều dài 1m2 x cao 60cm. Nếu bạn có điều kiện, có không gian nuôi rộng rãi thì tăng kích thước bể cá lên.

luu-y-khi-lam-be-nuoi-ca-rong-klpt

Độ an toàn của bể cá: nếu bạn làm bể cá nhỏ chiều dài dưới 1,5m thì sử dụng kính dày 10 ly. Bể cá có chiều dài trên 1,5m thì cần phải sử dụng kính dày 12ly để đảm bảo an toàn cho cá.

Lọc bể cá

Cá Rồng là loài cá ăn thịt, chất hữu cơ thải ra ngoài rất nhiều. Vì vậy cần trang bị hệ thống lọc cho bể cá là điều cần thiết. Hệ thống lọc bể phải đáp ứng được 3 yêu cầu như sau:

Lọc thô: là lọc sạch các tạp chất như thức ăn thừa, cặn bẩn, chất thải của cá,… Các vật liệu được sử dụng như bông lọc, túi lọc,…

luu-y-khi-lam-be-nuoi-ca-rong-klpt-1

Lọc tinh: sau khi lọc thô nước sẽ qua 1 ngăn lọc tiếp theo có chứa các vi sinh vật. Công dụng của lọc tinh chính là phân hủy chất thải của cá mà lọc thô không xử lý được.

Lọc hóa học: là hệ thống lọc các chất độc hại trong nước. Ngăn ngừa tình trạng cá bị ngộ độc do các chất độc hại gây ra.

Xử lý bể cá rồng trước khi thả cá

Ngâm nước muối bể cá rồng

Sau khi làm hoàn bể nuôi cá, cần phải xử lý mùi keo và chất cặn bã khác bằng cách ngâm nước muối. Như vậy mới đảm bảo được sức khỏe của cá khi mới thả vào bể nuôi. Cách xử lý như sau:

  • Mỗi 100l nước hòa tan khoảng 300-500gr muối hạt.
  • Tiếp đên ngâm nước trong bể từ 24h trở lên.
  • Sau đó đổ nước muối ra và rửa sạch bể cá bằng nước.

xu-ly-be-ca-rong-truoc-khi-tha-ca-klpt

Chạy nước bể rồng trước khi thả cá

Công đoạn này rất quan trọng trong việc nuôi cá rồng. Sau khi hoàn thành xong công đoạn ngâm nước muối ở trên. Người nuôi cần hòa tan 100l nước với 100gr muối. Tiếp đến vận hành hệ thống lọc nước ở nhiệt độ 29-30 độ C. Cần duy trì việc này trong 2 ngày.

chay-nuoc-be-rong-truoc-khi-tha-ca-klpt

Sau 2 ngày ngâm bể cá, thay 50% lượng nước trong bể. Cần bổ sung thêm men vi sinh cho hệ thống lọc nước. Các mem vi sinh có lợi sẽ giúp cho hệ sinh thái trong bể tốt hơn. Sau 3 ngày tiếp tục thay 30% lượng nước, và để hệ thống lọc nước chạy thêm khoảng 2 ngày. Như vậy trong 7 ngày là ta có thể thả cá rồng vào bể nuôi.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi làm bể nuôi cá rồng tại nhà mà KLPT tổng kết được. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm bể cá đẹp trong nhà.

Tham khảo cách set up bể nuôi cá rồng cho người mới tập chơi!

Xem thêm: Cá la hán rồng xanh và những điều bạn nên biết trước khi nuôi

5/5 - (1 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận