Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Chiến (SN 1953), ở thôn Vị Khê, xã Điền Xá (Nam Trực, Nam Định) về nghề làm cây cảnh tại làng cây cảnh cổ nhất Việt Nam.

Theo ông Chiến, Vị Khê là một ngôi làng nhỏ có truyền thống trồng các loại cây cảnh được hình thành từ thế kỷ 13 với tên gọi là Nguyễn Gia Trang. Vào năm 1211, một vị quan làm đến chức Thái úy nhà Lý, tên là Tô Trung Tự đã đến đây và dạy dân trồng hoa, cây cảnh làm kế sinh nhai.

Từ đó, Vị Khê trở thành làng chuyên phục vụ cho cung vua, phủ chúa những cây cảnh đủ thế và dáng điệu. Người dân trong làng cũng đời nối đời truyền nghề cho nhau, vừa phát triển kinh tế vừa tạo nên làng nghề không đâu sánh được.

lao-nong-de-vai-ty-trong-vuon-o-lang-cay-canh-co-nhat-viet-nam-1-klpt
Hầu như 100% hộ dân tại Vị Khê đều làm nghề trồng cây cảnh.

Dẫn chúng tôi đi tham quan khu vườn rộng hơn 1.000 m2 của gia đình với hàng trăm loại cây cảnh có tuổi đời từ vài chục năm đến hàng trăm năm, ông Chiến cho biết có những cây cổ có tuổi gấp 3 tuổi đời của mình.

“Từ khi tôi sinh ra là đã thấy vườn nhà được trồng rất nhiều loại cây cảnh, từ sanh, si, tùng la hán… Cha truyền con nối, tôi cứ thế phát triển lên đến tận bây giờ”, ông Chiến chia sẻ.

Chỉ tay về phía góc vườn với hàng trăm cây sanh các loại được tạo thành nhiều dáng khác nhau, ông Chiến cho rằng, cây cảnh cũng như một món đồ cổ, tuổi càng lâu càng có giá trị.

lao-nong-de-vai-ty-trong-vuon-o-lang-cay-canh-co-nhat-viet-nam-2-klpt
Nghề làm cây cảnh đời nối đời, cha truyền con nối cứ thế phát triển ở Vị Khê.

Đơn cử như cây sanh, nhanh nhất phải trồng 10 năm mới có dáng và tạo thành dáng, hay những cây tùng la hán thì phải tạo tác hàng trăm năm mới có giá trị kinh tế cao.

“Tôi đã từng bán cây sanh dáng long gần 200 tuổi với giá hơn 10 cây vàng để lấy vốn mua thêm các loại cây khác nhưng lại từ chối lời trả giá 1 tỷ đồng cho một cây sanh khác”, ông Chiến cho hay.

Chỉ về phía cây sanh có rất nhiều thân, nhiều tán như chiếc thuyền buồm cánh dơi đang chuẩn bị ra khơi, ông Chiến cho biết, đó chính là cây sanh dáng bạt phong đã từng mang đi triển lãm nhân dịp 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, có khách trả 1 tỷ đồng cách đây 10 năm nhưng ông không bán.

lao-nong-de-vai-ty-trong-vuon-o-lang-cay-canh-co-nhat-viet-nam-3-klpt
Việc sở hữu những cây cảnh có giá trị hàng tỷ đồng là điều hết sức bình thường ở Vị Khê.

Bởi vì với ông Chiến, cây cảnh ngoài mang ý nghĩa là vật trang trí thì còn rất có ý nghĩa trong phong thủy, mang lại may mắn cho gia chủ nên ông giữ lại cây này trước hết là để thưởng ngoạn, sau là để dành cho con cháu.

Hiện tại, trong vườn nhà ông Chiến có khoảng hơn 400 cây cảnh lớn nhỏ, trong đó có 50-60 cây sanh, gần trăm cây tùng la hán, hàng chục cây khế… có tuổi đời từ 30 năm đến hàng trăm năm với giá trị từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/cây.

lao-nong-de-vai-ty-trong-vuon-o-lang-cay-canh-co-nhat-viet-nam-4-klpt
Với ông Chiến, trồng cây cảnh trước hết là để thưởng ngoạn, như một món đồ cổ, càng để lâu càng giá trị.

Ngoài ra, lấy ngắn nuôi dài, gia đình ông Chiến còn trồng thêm các loại cây cảnh ngắn ngày như hoa mẫu đơn, quất, đào, cúc, hồng, hoa trà… để bán vào dịp Tết.

Là làng nghề được mệnh danh là đất tổ của nghề trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam nên không chỉ gia đình ông Chiến, đến Vị Khê bất cứ thời điểm nào trong năm cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy hàng nghìn cây cảnh được nối tiếp nhau từ trong làng ra đến tận chân đê, dọc bờ sông cũng được trang điểm bằng những dải hoa rực rỡ, vừa tô đẹp thêm cho dải đất ven sông Hồng vừa tạo giá trị kinh tế cao.

(Theo Dân Việt)

5/5 - (1 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận