Hồ thủy sinh không chỉ có nước và cá mà hiện nay người chơi đã sáng tạo hơn trong việc có đất để nuôi sống thực vật tạo khung cảnh cho bể. Làm cho không gian trở nên có thẩm mỹ và là nơi sinh sống thuận lợi cho nhiều cá cảnh. Tuy nhiên để cây thủy sinh phát triển tốt thì việc chọn lựa cho mình một lớp đất trồng cây thủy sinh là vô cùng quan trọng, được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy cùng BLog KLPT theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về cách làm đất nền hồ thủy sinh đơn giản dưới bài viết này nhé.
Mục lục nội dung
Giới thiệu về đất trồng cây thủy sinh
Cây thủy sinh là nhóm cây có thể phát triển được trong môi trường nước. Do đó chúng được trồng nhiều trong chậu cá hay chậu nước thủy tinh rất thích hợp để trang trí trong phòng.
Những chậu cây thủy sinh này thường sinh sống trên nền đất ẩm , bùn ẩm hoặc ngập nước nhưng nhu cầu dinh dưỡng của chúng lại khác nhau.
Một số cây thủy sinh hiện nay đang được người chơi thủy sinh rất ưa chuộng đó là: trân châu cảnh, rong đuôi chó, hẹ, thanh hồng điệp, rau má hương, ngô công thảo,…
Điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất đó chính là:
- Ưa ánh sáng: đa số cây thủy sinh đều ưa sáng, những không phải ánh sáng trực tiếp chiếu thẳng. Tùy vào nhu cầu ánh sáng của từng loại cây mà trồng ở vị trí thích hợp nhất.
- Thường xuyên duy trì độ ẩm, để cây có chất dinh dưỡng
- CO2 càng cao thì nước càng mềm, cây càng phát triển tốt.
Kỹ thuật làm đất trồng cây thủy sinh
Làm đất trồng cây thủy sinh đây là bước đầu tiên cũng như quan trọng nhất để có một hồ thủy sinh đẹp. Đầu tiên bạn cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- Đất nền sẽ có 3 lớp: lớp lót, lớp nền, lớp dinh dưỡng
- Phải có độ cứng vừa phải để đảm bảo giúp cây thủy sinh có thể đâm xuyên qua lấy dinh dưỡng để nuôi cây
- Các nguyên liệu làm đất nền không ảnh hưởng đến độ PH sẵn có của nước
- Đất nền không gây ô nhiễm nước và không gây hại cho cá và các sinh vật cảnh trong hồ hay chậu cảnh.
Đất nền trồng cây thủy sinh từ sỏi và phân thủy sinh
Đây là cách trộn cây thủy sinh đơn giản nhất mà mọi người đã biết, nguyên liệu bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng bán cá cảnh.
Làm sạch sỏi sau đó cho lượng phân thủy sinh vừa đủ xuống đáy bể hay chậu cảnh đã chuẩn bị sẵn, đồng thời rải sỏi lên bề mặt rồi tưới ẩm là bạn đã hoàn thành chúng.
Các công thức phổ biến để làm đất nền trồng cây thủy sinh:
Công thức 1: Chuẩn bị các nguyên liệu:
- Đất trồng cây bán sẵn,
- Cát,
- Đất,
- Sét dạng bột,
- Phân trùn quế
- Tro trấu,
Trộn đều hỗn hợp lại với nhau từ 2-3 cm dưới đáy bể, tiếp theo đó rải thêm 1 lớp mỏng đất màu và cát lên trên rồi tưới ẩm.
Công thức 2:
- Đất màu
- Phân trùn quế
- Cát, sỏi
- Đất sét bột
Trộn đều tất cả tạo hình thành một khối kết dính dày 2 – 3cm bỏ dưới đáy bể, tiếp đến rải thêm 1 lớp mỏng đất màu và cát lên trên rồi tưới ẩm.
Công thức 3:
- Đất màu sạch,
- Đất sét,
- Sỏi,
- Phân trùn quế cùng bột hữu cơ vi sinh đã được xử lý
Tất cả trộn đều tạo dạng sệt đắp xuống đáy nền độ dày vừa phải, cuối cùng phủ sỏi lên bề mặt rồi mới tưới ẩm
Công thức 4:
- Đất đỏ bazan
- Than đá
- Đất sét
- Phân trùn quế hay phần bò đã xử lý
- Bột hữu vơ vi sinh cùng ít mật mía
Tất cả trộn đều tạo thành khối kết dính đắp xuống đáy nền rồi rải thêm ít đất phía trên, tưới ẩm.
Tìm hiểu các loại chất nền bể thủy sinh
Cát nền nước ngọt
Tên tiếng anh: Sand Base Substrate
Ưu điểm: Giá thành phải chăng, không làm đổi nồng độ của nước
Nhược điểm: không có chất dinh dưỡng cho cây, không tốt cho vi sinh trong môi trường thủy sinh
Nhóm đất sét
Tên tiếng anh: Clay base or Soil base
Ưu điểm: Nhóm này tạo ra môi trường tối ưu cho các vi sinh phát triển. Rễ cây thủy sinh dễ dàng xuyên qua lớp đất, hấp thụ được Cacbon rất tốt.
Nhược điểm: Giá thành của chúng khá cao. Nếu bạn sử dụng lớp đất này lâu dài thì chúng sẽ bị cứng và thiếu oxy.
Nhóm đất nền nhân tạo
Tên tiếng anh: Biogravel
Ưu điểm: Loại đất này khá nhẹ, thông thoáng khí, không làm thay đổi chỉ số nồng độ nước và không bị cứng
Nhược điểm: Giá thành cao. Bên cạnh đó thì đất này ít chất dinh dưỡng, màu sắc không tự nhiên. Đất khá nhẹ nên nếu bạn trồng cây rất có thể cây sẽ bị bật rễ và nổi lên.
Nếu bạn chưa hiểu rõ cách cách làm đất nền hồ thủy sinh, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Blog Cây Cảnh KLPT để đội ngũ nhân viên chúng tôi giải đáp những thắc mắc cho bạn nhé.
Tham khảo cách tạo đất nền cho hồ thủy sinh và hồ cá!
Xem thêm: Tuổi nào chơi được bể cá mang lại may mắn cho gia chủ
Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: cách làm đất nền thủy sinh, làm nền hồ thủy sinh bằng cát, cách làm phân nền thủy sinh, cách trộn đất nền thủy sinh, đất thủy sinh, đất nền hồ cá, đất nền hồ thủy sinh, đất nền thuỷ sinh, đất nền trồng cây thủy sinh, đất nền bể cá, đất trồng thủy sinh,…