Cây trắc dây là loại cây dược liệu và lấy gỗ quen thuộc đối với những người yêu cây cảnh. Tuy nhiên, cây này có cực nhiều thông tin hay ho mà có thể bạn không biết hay thắc mắc. Cùng Blog Cây Cảnh KLPT theo dõi bài viết này để có thể hiểu rõ hơn về cây nhé!

Đặc điểm của cây trắc dây

Đặc điểm chung
Tên thường gọi: Cây trắc dây, đăng trườn, trắc bụi,…
Tên khoa học: Dalbergia rimosa Roxb.
Thuộc họ: đậu – Fabaceae

Trắc dây là cây bụi lớn, dạng thân leo có chiều dài hơn 11m. Vỏ cây nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dày màu vàng nhạt sau đó chuyển qua màu đỏ nâu.

dac-diem-cua-cay-trac-day-klpt

Nhánh non, có trục lá, mặt dưới lá và cụm hoa đều có lông dày. Lá kèm hình bầu dục dài, lúc khô thì có màu hơi đỏ ở mặt trên và nâu ở mặt dưới, gân phụ 8 – 11 cặp.

Hoa thường mọc thành cụm ở nách lá hay ở ngọn, dài khoảng 4 – 9m. Hoa trắc dây có màu trắng hoặc vàng, nhỏ. Là hoa lưỡng tính, đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy và có tràng hoa màu trắng.

Quả dài 6 – 7cm, màu nâu. Trong quả có hạt dẹp, hình thận và dài 12mm. Cây thường ra hoa vào tháng 4 – 9 và có quả từ tháng 10 – 12.

Cây phát triển chậm, khi còn non thì chịu bóng, khi lớn thì ưa sáng. Loại cây này hay mọc rải rác trong rừng, ở chiều cao không quá 500m. Vào mùa khô thì cây rụng lá để nảy chồi mới.

Cây thường thấy ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều nhất ở Kon Tum và mọc rải rác ở các tỉnh miền Trung.

Công dụng của cây trắc dây trong đời sống

Bộ phận dùng: Rễ, lá

Cây trong y học:

  • Dùng rễ nấu uống trị đau đầu, gãy xương
  • Lá dùng để trị mụn lở, chảy nước vàng
  • Nhựa keo để trị ngoại thương xuất huyết.

Trong đời sống, người ta thường dùng cây để lấy gỗ, thiết kế thi công đồ nội thất hay thủ công mỹ nghệ như:

  • Làm tượng gỗ
  • Ghế tựa gỗ trắc dây
  • Giường tủ gỗ,…
  • Dùng làm cây trắc cảnh
  • Cây trắc dây, trắc nghệ Bonsai.

cong-dung-cua-cay-trac-day-trong-doi-song-klpt

Gỗ trắc dây thuộc nhóm mấy?

Gỗ cây thuộc nhóm I ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam có đến 6 loại gỗ trắc khác nhau:

  • Gỗ trắc đỏ
  • Gỗ trắc đen
  • Cây gỗ trắc xanh
  • Gỗ trắc Nam Phi
  • Gỗ trắc vàng
  • Cây gỗ trắc dây

go-trac-day-thuoc-nhom-may-klpt

Những dấu hiệu dùng để nhận biết gỗ trắc dây như:

  • Gỗ cứng, thớ mịn, có mùi hương nhẹ.
  • Cầm nặng tay, không bị mối mọt
  • Độ bền cao, có thể sử dụng đến trăm năm

Trong gỗ trắc dây chứa tinh dầu nên khi nào cũng có độ bóng tự nhiên. Bạn có thể test bằng cách chà giấy nhám vào gỗ

  • Cây thường có 3 màu chính
  • là đen, đỏ và vàng
  • Vân gỗ có hình xoắn, vân chìm nổi theo từng lớp cực đẹp
  • Mùi gỗ thơm nhẹ, có mùi hơi chua nhưng không hăng.
  • Khi đốt thì có tiếng nổ nhẹ, mùi thơm, có nhựa sùi chảy ra, tro có màu trắng

Giá gỗ cây trắc dây bao nhiêu tiền?

Theo chuyên gia, cây cho gỗ không thua kém gì trắc chính thống từ màu sắc đến độ cứng của mặt gỗ. Trắc dây có sự ổn định, không bị nứt vỡ trong môi trường hanh khô.

gia-go-cay-trac-day-bao-nhieu-tien-klpt
Hình ảnh cây trắc dây

Trên thị trường hiện nay, cây gỗ trắc dây có giá dao động từ 100.000 – 200.000 đồng/kg. Khá rẻ so với những loại gỗ trắc khác vì chưa có tiếng tăm nhiều. Gỗ lớn, có đường vân đẹp thì có giá sẽ cao hơn một chút.

Tuy nhiên, giá trị của gỗ trắc dây cũng ngang ngửa với mun hoa hay cẩm lai đấy!

Vừa rồi là những thông tin cực hay ho của cây trắc dây mà Blog KLPT đã tổng hợp. Mong rằng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về loại cây này.

Xem thêm: Cây trái tim – cách trồng và cách chăm sóc cây tươi tốt

Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: cây trắc dây bonsai, cây gỗ trắc dây, cây trắc cảnh, giá gỗ trắc dây,….

3/5 - (2 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận