Cây thồ lồ hay còn được gọi là cây tầm bóp là loại cây quen thuộc tại Việt Nam và mọc dại khắp nơi. Tuy nhiên, khá ít người biết rằng loài cây này có công dụng chữa bệnh cực kỳ hữu hiệu. Cùng Blog Cây Cảnh KLPT tìm hiểu những bài thuốc hay của chúng nhé!

Giới thiệu về cây thồ lồ

  • Tên thường gọi: Cây thồ lồ, Bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn
  • Tên khoa học: Physalis angulata L
  • Họ: Cà (Solanaceae)

Mô tả cây

Thồ lồ thuộc cây thân thảo, có chiều cao khoảng 50 – 90cm. Cây có nhiều cành và mọc rũ xuống. Lá cây thồ lồ màu xanh, hình bầu dục dài khoảng 0.3cm, rộng 0.2 – 0.4cm. Lá mọc theo kiểu so le, nối liền với thân bằng cuống dài 0.2cm. Lá có thể chia thùy hoặc không.

gioi-thieu-ve-cay-tho-lo-klpt

Cây thồ lồ có ra hoa màu trắng, nhụy vàng và 5 cánh. Cuống hoa mảnh, mọc đơn độc. Đài hoa hình chuông, có lớp lông mịn bên ngoài. Quả tầm bóp mọc quanh năm, có hình tròn, bề mặt nhẵn. Khi còn non, quả thường có màu xanh, lúc chín thì chuyển qua màu đỏ cam và có đài lớn cùng quả. Bên ngoài quả có 1 lớp màng bảo vệ, khi bóp thì túi kêu lốp bốp. Bên trong quả chứa nhiều hạt li ti, hình thận.

Nơi phân bố và bộ phận dùng

Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây mọc hoang tại các bờ ruộng, bãi cỏ, ven rừng,…

  • Cây được sử dụng toàn cây, không chừa bộ phận nào.
  • Thu hái và sơ chế
  • Cây được thu hái quanh năm. Khi hái về, có thể dùng tươi hoặc phơi khô tùy vào nhu cầu.

noi-phan-bo-va-bo-phan-dung-klpt

Thành phần hóa học

Trong thân cây và quả thồ lồ có nhiều thành phần như Physalin ADF, L-O, Physagulin A-G, các alcaloid, Protein, Đường, Cacbohidrat, Vitamin C,… Với giá trị dinh dưỡng lớn, những người lênh đênh sông nước ăn cây tầm bóp sẽ tránh được bệnh Scorbut.

Tác dụng dược lý của cây tầm bóp

Tính vị: Cây tầm bóp có vị đắng, tính mát và không có độc. Quả tầm bóp tính bình, vị chua nhẹ

Quy kinh: Kinh Tâm, bàng quang.

Trong Đông y, cây thồ lồ có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp, tán kết. Vì vậy, những bài thuốc dùng làm thuốc lợi tiểu, cảm, sốt, tiểu đường, viêm họng, thủy đậu, nôn ói, bệnh tay chân miệng,…

tac-dung-duoc-ly-cua-cay-tam-bop-klpt

Ở Mỹ, người ta cho thấy các chất trong cây tầm bóp giúp chống lại các tế bào ung thư ở gan, phối, cổ tử cung hay vòm họng và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

Cách dùng và liều lượng sử dụng cây thồ lồ

  • Cây tươi: Dùng tối đa 40 – 80g/ngày. Có thể đắp ngoài, uống nước cốt hoặc nấu nước rửa
  • Cây khô: Sắc uống mỗi ngày từ 20 – 40g.

Những bài thuốc hay từ cây thồ lồ

Trị nhọt, đinh độc

Lấy 40 – 80g cây tươi, giã vắt nước uống. Bã thì dùng để đắp hoặc nấu cùng nước để rửa vết thương hàng ngày.

Trị đái tháo đường

Dùng 20 – 30g rễ cây tầm bóp tươi, nấu cùng tim lợn và chu sa.Gạn lấy nước uống từ 5 – 7 ngày, 1 lần/ngày.

Chữa viêm họng, khan tiếng, ho khan, trị tiểu ít, thủy đậu, bệnh tay chân miệng

Dùng 15 – 30g cây tầm bóp khô (50 – 100gr tươi) sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liên tục.

nhung-bai-thuoc-hay-tu-cay-tho-lo-klpt

Điều trị các bệnh da liễu

Lấy 50 – 100g tầm bóp tươi (15 – 30g khô), sắc cùng nước đến khi đặc. Uống đến khi bệnh khỏi hẳn.

Cải thiện hệ miễn dịch

Lấy lá và đọt non cây thồ lồ tươi, nấu canh hoặc luộc ăn cùng bữa chính. Mỗi tuần có thể ăn từ 2 – 3 ngày để nâng cao sức khỏe.

Hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư gan, cổ tử cung, mũi, vòm họng

Dùng 30g cây tầm bóp khô cùng 40g cây bách giải. Sắc cùng 1,5l nước, đến khi cạn còn 700ml thì ngưng. Chia ra uống trong ngày từ 2 – 3 lần.

Những lưu ý khi sử dụng cây thồ lồ

Không nên sử dụng cây thồ lồ lâu dài dù có thành phần lành tính.

Nếu bị dị ứng với cây hoặc sau khi dùng có biểu hiện tức ngực, khó thở, buồn nôn,… thì không nên dùng và đến cơ quan y tế để được thăm khám.

nhung-luu-y-khi-su-dung-cay-tho-lo-klpt

Phụ nữ mang thai và trẻ em nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cây tầm bóp khá giống cây lu lu đực (chứa chất độc). Điểm dễ nhận biết là quả cây tầm bóp mọc đơn độc, chín có màu đỏ hoặc vàng. Còn cây lu lu đực quả mọc thành chùm và chín có màu đen.

Blog KLPT đã tổng hợp thông tin về cây thồ lồ, chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cũng như những bài thuốc hay. Mong rằng bạn đã có cho mình những thông tin hay về cây nhé!

Xem thêm: Cây thịnh vượng – ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: cây thồ lồ gai, trái thồ lồ, trái bùm bụp, cây lốp bốp, cây chùm bóp,…

5/5 - (1 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận