Cây dược liệu sừng trâu là cái tên quen thuộc trong các bài thuốc Đông Y. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách có thể gây ngộ độc cực nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cùng Blog KLPT tìm hiểu kỹ hơn về cây sừng trâu để bạn tham khảo khi cần nhé!
Mục lục nội dung
Cây Sừng Trâu là cây gì?
Cây Sừng Trâu hay còn gọi là cây sừng dê, đây là loại cây mọc theo các bụi nhỏ, cao từ khoảng 3 – 4,5m, có hoa và ra quả. Loại cây này có tên khoa học là Strophanthus divaricatus (Lour) Hook.et Arn, (Strophanthus divergens Graham, Penploca divaricate Spreng). Và thuộc họ Trúc Đào. Cây này thường được sử dụng làm thảo dược để chữa bệnh tim và rất nhiều các tác dụng khác.
Hầu hết Cây Sừng Trâu thường sinh trưởng ở các tỉnh như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Ninh Bình,… Và nó mọc khá phổ biến ở các tỉnh phía nam Trung Quốc.
Đặc điểm cây sừng trâu
Đặc điểm nhận dạng | |
Tên thường gọi: | Cây sừng trâu, cây sừng dê, dương giác nữu, dương giác ảo, hoa độc mao ư hoa tử, cây sừng bò |
Tên khoa học: | Strophanthus divaricatus (Lour) Hook.et Arn, (Strophanthus divergens Graham, Penploca divaricate Spreng). |
Thuộc họ: | Trúc đào: Apocynaceae. |
Cây đứng, dạng bụi cao khoảng 3 – 4m, thân tròn có nhiều lỗ bì. Toàn thân cây đều có mủ, đặc biệt là phần lá non và ngọn. Cành cây dài, khi còn non có màu xanh nhạt, khi già có màu nâu đen nhạt, khía dọc. Lá cây to, có hình bầu dục thuôn dài, mũi nhọn ở gần đỉnh, dài 12 – 32cm, rộng 4 – 7cm.
Cụm hoa hình xim ở đầu cành, cánh hoa kéo dài thành hình sợi dài khoảng 4 – 5m. Quả sừng trâu dạng nang có 2 đại nhọn đầu, dính với nhau ở gốc, chĩa ra 2 bên nhìn như sừng trâu, dài khoảng 10 – 15cm. Vỏ trái sừng trâu dày và cứng, khi bổ ra có nhiều hạt bên trong, đầu hạt kéo dài, có lông mao trắng mịn.
Cây ra hoa vào tháng 5 – 7, quả chín vào 8 – 12.
Phân bố: Cây mọc hoang chủ yếu ở các vùng núi và cây bụi ven biển.
Bộ phận dùng: Lá, nhựa cây và hạt loại bỏ lông và tạp chất, phơi khô.
Thành phần hóa học: Chất béo 37% và các glucosid tim 9 – 11% (Divaricosid, Divostrosid, Sinosid, D-strophantin I, III, …thủy phân cho Genin là Sarmentogenin, một phần đường L-oleandrose)
Cây sừng trâu trị bệnh gì?
Tính vị: Hạt và lá có tính hàn, vị đắng, rất độc.
Cây trị những bệnh như:
- Cường tâm, tiêu thũng, chỉ dưỡng, thông kinh lạc, sát khuẩn
- Trợ tim, chữa suy tim cấp và mãn tính
- Trị rắn độc cắn
- Trị mụn nhọt, ngứa, ghẻ lở
- Giảm các dấu hiệu xung đột nội tạng, ngoại vi.
- Trị gãy xương, chấn thương,…
- Trị đau phong thấp
- Trẻ em bị di chứng bại liệt
- Trị hắc lào dạng cứng đầu
- Cành lá tươi được dùng trong ngành công nghiệp diệt côn trùng và dòi.
Những bài thuốc về cây cực hay
Cây sừng trâu chữa bệnh gì? Bạn đã nắm rõ các bài thuốc của loại cây này chưa? Cụ thể như sau:
Bạn cần nắm rõ những bài thuốc trị bệnh của cây để an toàn cho tính mạng cũng như sức khỏe:
Lá dùng tươi, rửa sạch, nấu nước hoặc giã nát đắp trị đòn ngã tổn thương và ghẻ lở
Dùng nhựa cây bôi vào các vết hắc lào khó trị.
Hạt sừng trâu chứa D-strophanthin, đây là hỗn hợp glycosid chữa suy tim mãn và cấp tính. Trong y học, người ta điều chế hạt làm thuốc chữa bệnh tim. Ngày dùng 1-2 ống tiêm, mỗi ống 2ml có 0,25mg D-strophanthin. Tiêm dung dịch nguyên hoặc pha loãng trong dung dịch glucose, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch
Nhựa cây trộn lẫn cũng nhựa cây Sui làm thuốc bắn, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm mềm
Lưu ý khi sử dụng cây sừng trâu làm thuốc
Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào liên quan đến cây sừng trâu, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi vì không phải ai cũng hợp với loại cây này.
Tác dụng phụ khi cây mà bạn nên cẩn thận
Sừng trâu không phải là loại cây lành tính, vì vậy, bạn hãy lưu ý những tác dụng phụ dưới đây:
- Rễ, lá, hạt, nhựa của cây đều có độc.
- Nhựa dính vào mắt sẽ bị mù, ăn vào sẽ gây chết người
- Người bị ngộ độc cây này sẽ có triệu chứng như vật vã, bồn chồn, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, khó thở, loạn nhịp tim, nôn kéo dài gây mất nước,… Nếu tiếp xúc với cây mà có những triệu chứng trên, bạn cần đi bệnh viện gấp trong 48h để đảm bảo an toàn tính mạng
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây sừng trâu, để đảm bảo sức khỏe.
Vì vậy, khi tiếp xúc với cây, bạn cần cẩn thận hết mức cũng như có đồ chuyên dụng để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Hình ảnh cây sừng trâu
Trên đây là những cách dùng cây sừng trâu hiệu quả và an toàn mà Blog Cây Cảnh KLPT đã giới thiệu và tổng hợp cho bạn. Mong là bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích về cây sừng trâu này.
Xem thêm: Cây sứ đại và cách chăm sóc cây tươi tốt, nhiều hoa
Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: cây gai sừng trâu, hình ảnh cây gai sừng trâu, cây gai sừng trâu trị bệnh gì, trái sừng bò,….