Cây sò huyết không chỉ là loại cây cảnh đẹp mà còn là dược liệu tốt trong thuốc Đông Y. Hiện nay, cây được trồng phổ biến tại nhiều gia đình nên không quá quý hiếm. Blog Cây Cảnh KLPT sẽ mách bạn cách chữa bệnh với cây sò huyết mà có lẽ bạn sẽ cần đấy!

Thông tin về cây sò huyết

  • Tên thường gọi: Cây sò huyết, cây lẻ bạn, cây ngọc trai
  • Tên khoa học: Rhoeo Discolor
  • Thuộc họ: Commelinaceae (Thài lài)

Sò huyết là loại cây thân thảo, có thân thô ngắn hoặc không có thân, có chiều cao khoảng 50cm. Lá mọc như ngói lợp, phiến lá khoảng 30cm. Mặt trên của lá có màu xanh, mặt dưới có màu tím nhạt, nhìn xa giống con sò.

thong-tin-ve-cay-so-huyet-klpt

Cánh hoa màu trắng vàng, quả cứng, dài 4mm. Cây thường ra hoa vào mùa hè và kéo dài đến mùa thu.

Đây là loại cây ưa sáng và chịu bóng bán phần. Cây lẻ bạn có nguồn gốc từ Châu Mỹ và thường mọc hoang ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, loài cây này được dùng làm trang trí, khi mùa hoa nở thì hái về làm thuốc.

Ý nghĩa phong thủy cây sò huyết

Trong phong thủy, cây mang ý nghĩa là:

Khi trồng trong nhà hoặc trong vườn mang đến nhiều may mắn, tài lộc và giúp công danh thăng tiến. Ngoài ra, giúp xua đuổi tà khí, mang đến bình an cho gia chủ.

y-nghia-phong-thuy-cay-so-huyet-klpt

Tác dụng của cây sò huyết

Nhiều người hay đặt ra câu hỏi rằng có nên trồng cây lẻ bạn không? Và câu trả lời có. Bởi cây lẻ bạn có cực kỳ nhiều công dụng như:

Làm cảnh

Sò huyết sở hữu màu sắc và hình dáng lạ mắt, phù hợp để trang trí nhà cửa, sân vườn. Khả năng thích nghi tốt, phù hợp với mọi điều kiện khí hậu và không cần chăm sóc quá nhiều.

Cây sò huyết khi phối hợp với những loại cây khác sẽ khiến khu vườn của bạn ngập tràn màu sắc. Cùng với đó là phong thủy tốt, mang đến nhiều điều tốt lành cho gia chủ.

cong-dung-cay-so-huyet

Làm thực phẩm

Có thể bạn chưa biết, cây dùng để làm gỏi hay xào chung với thịt bò có hương vị thơm ngon, lạ miệng và giàu dinh dưỡng.

Làm thuốc

Hoa và lá sò huyết có tác dụng làm thuốc cực hiệu quả. Cây sò huyết có tính hàn, vị ngọt, nhạt. Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể và điều trị ho có đờm.

Những bài thuốc với cây sò huyết

Có khá nhiều câu hỏi như loại cây hay lá sò huyết trị bệnh gì? chữa bệnh gì? Vậy thì những bài thuốc với cây sò huyết cực hay sau đây có lẽ bạn sẽ cần.

Chữa viêm khí quản

15g sò huyết cắt nhỏ cùng 10g đường phèn hoặc mật ong. Hấp cách thủy trong 20’, để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày. Hoặc sắc nhỏ 15g sò huyết, 5g vỏ núc nác. Sắc cùng 500ml nước khi nước còn 100ml, uống ngày 2 lần.

Viêm khí quản cấp

  • Nấu 10g sò huyết, một ít đường và nước. Nấu sôi uống thay nước hàng ngày.
  • Chữa ho có đờm đặc hoặc ho do phế nhiệt
  • Giã nát 40g sò huyết, giã nát, hòa với nước và gạn vào uống.
  • Hoặc phơi khô 30g sò huyết nấu cùng 3 tô nước. Sắc đến khi còn 1 tô. Uống 1 lần/ngày trong 1 tuần.

Chữa cảm, ho, sốt

Phơi khô, cắt nhỏ 15g sò huyết, 10g rễ cây chòi mòi, 10g cây kim phượng hoa vàng. Nấu cùng nửa lít nước, sắc đến khi còn khoảng 100ml thì chia ra uống 2 lần/ngày. Uống liên tục trong 5 ngày.

tac-dung-cua-cay-so-huyet-klpt-1

Chữa bí tiểu

Dùng 15g lá sò huyết, 10g râu ngô, 20g rau má, 15g diếp cá, 10g rễ cỏ tranh sắc cùng 700ml nước. Sắc đến khi lượng nước trong nồi giảm còn 250ml, chia ra làm 2 phần và uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày để thuốc phát huy tác dụng.

Hỗ trợ chữa bệnh viêm đường hô hấp cấp

Dùng 80g hoa sò huyết, 16g hoa trắng dừa cạn, đường phèn và 50ml nước. Chưng cách thủy rồi uống ngày 2 lần.

Chữa bệnh đái ra máu

Hoa sò huyết 15g, rau má 30g, rau diếp cá 15g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g, nấu cùng 500ml nước. Sắc đến khi còn 200ml nước đặc thì chia ra uống 3 lần/ngày trước bữa ăn. Uống liên tục 5 – 7 ngày.

Lưu ý:

  • Khi uống sò huyết, bạn cần rửa sạch nguyên liệu trước khi nấu để đảm bảo vệ sinh.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần lưu ý khi sử dụng
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những bài thuốc này

Cách trồng và chăm sóc cây sò huyết

Cách trồng và chăm sóc cây sò huyết khá đơn giản và dễ dàng với các bước:

  • Chọn đất trồng tơi xốp, nhiều mùn và giàu dinh dưỡng.
  • Chọn giống cây to, còn nguyên rễ
  • Sau đó, đào hố sâu khoảng 5 – 7cm và đặt cây giống vào giữa hồ, cắm chặt, lấp đất và tưới nước.

cach-trong-va-cham-soc-cay-so-huyet-klpt

  • Không nên trồng cây lẻ bạn quá nông hoặc quá sâu sẽ khiến cây khó phát triển.
  • Nếu trồng thành hàng, thì khoảng cách sẽ là 20 – 40cm
  • Cây sò huyết ưa nắng nhưng chỉ là ánh nắng nhẹ, không nên để dưới ánh nắng gay gắt.
  • Không cần tưới nước nhiều cho cây. Chỉ cần đất đủ ẩm là được.

Trên đây là những thông tin cũng như bài thuốc hay của loại cây sò huyết mà Blog KLPT đã giới thiệu cho bạn. Mong bạn đã có được cho mình những kiến thức bổ ích về cây sò huyết.

Xem thêm: Cây sim rừng – những điều thú vị bạn chưa biết

Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: Bông sò huyết, cây sò tím, hoa sò huyết, bông sò huyết trị ho, lá sò huyết trị ho,…

5/5 - (4 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận