Sim rừng là loại cây quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người. Cây có tác dụng chữa bệnh cực tốt và được nhiều người yêu thích khi trồng làm cây cảnh. Cùng Blog Cây Cảnh KLPT tìm hiểu về những điều thú vị về cây sim rừng này nhé!
Mục lục nội dung
Sim rừng là cây gì?
Sim Rừng là một loại cây có tên khoa học là Rhodomyrtus Tomentosa và thuộc họ Họ trầm Thymelaeaceae. Đây là loại cây sống hoang dại trên những khu vực rừng núi đá, đất sỏi và cực kì ưa nắng.
Đồng thời đây cũng là loại cây không má xa lạ đối với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ. Hoa nở có mồng hồng, tím. Đặc biệt cây sim này có quả và quả của nó khá mọng, thơm.
Đặc điểm của cây sim rừng
Đặc điểm nhận dạng | |
Tên thường gọi: | Sim, hồng sim, sim rừng, dương lê, đào kim nương,… |
Tên khoa học: | Rhodomyrtus Tomentosa |
Họ khoa học: | Họ trầm Thymelaeaceae |
Khu vực phân bổ phổ biến: | Núi đá, đất khô cằn, những nơi có ánh nắng tốt |
Cây sim là dạng cây bụi, cao từ 1 – 3m và phân nhiều cành. Cành non có cạnh, nhiều lông mềm xung quanh. Lá hình oval thuôn dài, mọc đối nhau, phiến lá dày, có gân và mặt dưới lá có lông tơ.
Hoa màu hồng tím nổi bật, mọc riêng lẻ hoặc tập trung 2 – 3 cái ở kẽ lá. Cuống hoa dài khoảng 1cm, cuống nhỏ và dài. Mỗi bông hoa có 5 cánh, mỗi cánh lại có hình oval rộng. Đặt biệt bông sim cực kì thu hút được ong, bướm vì nó có tính lành, không có tác hại.
Quả sim mọng, khi chín có màu tím đen, mềm và phần dưới được bao lại bởi các thùy hoa. Lông tơ mịn được bao phủ bên ngoài, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ cứng. Quả sim ăn được, ngọt.
Nơi phân bố, bộ phận dùng và thành phần hóa học trong cây sim rừng
Cây sim rừng có nguồn gốc từ phía Nam và Đông Nam Á. Thường mọc ven biển, ở trong rừng tự nhiên, rừng ngập nước hay ven sông suối. Tại Việt Nam, cây mọc khắp cả nước và nhiều nhất là ở đảo Phú Quốc.
Bộ phận dùng được của cây sim rừng gồm: rễ, búp non, nụ, lá, quả chín. Búp non thu hái vào mùa xuân, nụ và quả thu hái vào mùa hè.
Cả cây chứa Tanin. Quả có Protein, chất béo, Glucid, Vitamin A, Thiamin, Riboflavin Và Acid Nicotinic. Thân và lá sim có nhiều hợp chất Triterpen như Betulin, Acid Betulinic; Taraxerol… Nụ sim có nhiều Tanin, Acid Nicotinic, Flavonic, Riboflavin…
Cách trồng và chăm sóc cây sim rừng tươi tốt
Cây sim rừng vốn là cây mọc dại ở trên vùng núi đá có nhiều ánh sáng và không tốn công chăm sóc nhiều. Bạn có thể trồng cây sim bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Nếu không muốn mất thời gian bạn có thể mua cây sim rừng tại các cửa hàng bán cây cảnh hoặc các trang mua bán.
Những lưu ý khi bạn muốn chăm sóc cây sim rừng tươi tốt và phát triển:
Nên trồng cây ở dưới đất, để cây tìm được nhiều chất dinh dưỡng và phát triển tốt hơn. Nếu trồng trong chậu thì nên trồng bắt đất thịt rải trấu để thoát nước tốt.
- Cây sim thích ánh sáng nên bạn không nên trồng cây trong nhà
- Không cần tưới quá nhiều nước cho cây, miễn sao không nên để cây bị khô hạn. Tưới 1 lần/tuần là đủ
- Ánh sáng đầy đủ sẽ khiến cây phát triển tốt. Nhất là từ 25 – 35 độ C
- Nên bón phân khi cây bắt đầu ra quả và hoa
Công dụng và ý nghĩa phong thủy của cây sim rừng
Những công dụng mà cây sim rừng mang đến cho con người như:
- Cây sim rừng dùng để trang trí, giúp cho khu vườn của bạn nổi bật.
- Búp sim có thể dùng pha trà. Quả sim dùng để ăn trực tiếp, ngâm rượu làm siro cực tốt.
- Dùng làm thuốc nhuộm tự nhiên
- Công dụng chữa bệnh cực kỳ nhiều
- Thu hút nhiều ong bướm đến nhà bạn
- Cây tượng trưng cho sự chung thủy. Nam nữ tặng nhau hoa sim tím thể hiện tình yêu bền chặt, sẵn sàng chờ đợi khi phải xa nhau.
Vậy có nên trồng cây sim trước nhà?
Việc trồng cây sim trước nhà hay trong vườn không còn mấy xa lạ đối với những gia chủ có đam mê với loài cây cảnh. Và tất nhiên việc trồng loại cây này không có gì lạ vì nó đang rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp, mùi thơm và tính độc đáo của nó.
Ngoài ra, loài cây sim rừng này thuộc dạng cây tính lành, vì vậy nó thu hút được bướm, ong giúp quan cảnh trước nhà và trong vườn thêm sinh động.
Xem thêm video về Có Nên Trồng Cây Sim Rừng Gần Nhà Không? Cây Sim Có Tác Dụng Gì?
Những bài thuốc về cây sim rừng cực hiệu quả
Những bài thuốc của cây để chữa bệnh mà có lẽ bạn sẽ cần:
Chữa kiết lỵ, ỉa chảy: Nhai 10 – 30 búp hoặc nụ hoa và nuốt nước. Hoặc phơi khô, tán bột và uống.
Trị đau đầu kinh niên: 30g lá và cành sim tưới rửa sạch, đun ngập nước. Đến khi còn nửa bát thì tắt bếp. Uống liên tục 2 – 3 ngày.
Chữa viêm dạ dày và viêm ruột cấp: Sắc 50 – 100g lá sim tươi uống. Hoặc sắc 10 – 20g lá khô
Trị chảy máu cam: Sắc 3 bát nước với 20 quả sim khô, khi cô đặc còn nửa bát. Uống 1 lần hết thang thuốc.
Chữa bỏng: Đốt quả sim và nghiền thành bột mịn. Trộn bột với dầu đậu phộng hoặc dầu mè và bôi vào vết thương bỏng.
Chữa ngoại thương, xuất huyết: Rửa sạch lá sim tươi, giã nát và đắp vào vết thương.
Trị hen suyễn: Sắc 60g rễ sim phơi khô cùng nước và uống
Trị trĩ, giang môn lở loét: Dùng 40 – 50g rễ sim khô, 15 – 20g hoa hòe, lòng lợn. Nấu canh và cho người bệnh ăn lòng, uống canh và bỏ bã thuốc.
Lưu ý:
- Trước khi sử dụng những bài thuốc này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Cần rửa sạch, để ráo những nguyên liệu trước khi uống
- Có bất kỳ tác dụng phụ nào thì bạn hãy ngưng dùng và đi thăm khám bác sĩ ngay
Vừa rồi là những thông tin về cây sim rừng mà Blog KLPT đã giới thiệu cho bạn. Chúc bạn có được cây sim tươi tốt và những bài thuốc hay để trị bệnh hiệu quả.