Cây Nguyệt Quế là cây cảnh được rất nhiều người yêu thích, bởi cây không chỉ đẹp, thơm ngát mà còn trị được rất nhiều bệnh. Cây còn được gọi theo cái tên dân gian là Nguyệt Quới (Nguyệt Quý). Nếu bạn chưa biết về cây nguyệt Quế thì hãy đến ngay bài viết mà Blog KLPT chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về loài cây đặc biệt này nha.

Thông tin về cây Nguyệt Quế

Cây Nguyệt Quế là loài thực vật thân gỗ có hoa và quả được trồng rất nhiều ở nước ta. Cây có tên khoa học là Murraya paniculata, thuộc chi Murraya.

Thực chất tên thật của cây là cây Nguyệt Quới nhưng để đọc dễ hơn nên nhiều người đã đọc thành Nguyệt Quế. Ngoài ra, cây còn có tên gọi khác là Nguyệt Quất, Cửu Lý Hương.

thong-tin-ve-cay-nguyet-que-klpt

Cây phân bố rộng khắp nước ta và mỗi nơi lại có một tên gọi. Cây có hai loại chính là cây lá nhỏ và cây lá lớn. Hiện nay, giá cây Nguyệt Quế lá nhỏ cao hơn nhiều lần so với cây lá lớn.

Đặc điểm cây Nguyệt Quế

Nguyệt Quế có thân dạng gỗ, cành xoắn và lá nhỏ. Cây trưởng thành có chiều cao lên đến 5m, tán rộng.

Lá cây nhỏ, hình bầu dục với đầu nhọn và mọc kép lá chim. Hoa Nguyệt Quế có dạng chuông, 5 cánh màu trắng và có nhụy màu vàng. Hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn cành, mỗi lúc hoa nở rất đẹp và thơm.

dac-diem-cay-nguyet-que-klpt

Hoa Nguyệt Quế nở quanh năm, nở nhiều nhất vào mùa Xuân và mùa Hạ (từ tháng 2 – 7 hàng năm).

Hương thơm Nguyệt Quế có thể lan tỏa lên đến 50m quanh khu vực. Thơm nhất là vào buổi tối.

Ý nghĩa cây Nguyệt Quế

Cây có một ý nghĩa vô cùng đẹp, cây mang đến may mắn và thành công trong sự nghiệp.

Trồng cây Nguyệt Quế trong nhà giúp gia đình luôn bình an, tài vận và luôn thuận buồm xuôi gió. Ngoài ra, cây còn giúp xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo trong cuộc sống.

y-nghia-cay-nguyet-que-klpt

Hương thơm của cây còn giúp thư giãn đầu óc. Chỉ cần ngửi mùi hương của cây là bạn đã cảm thấy vui vẻ, bình an trong tâm hồn.

Không chỉ có ý nghĩa tuyệt vời, cây còn là loài cây có thể chữa được bệnh. Theo Đông Y, cây giúp điều trị ho khan, ho có đờm và sưng bầm hiệu quả.

Lá cây giã nát còn giúp ngăn chặn độc tính của rắn cắn và đau răng. Tinh dầu chiết xuất từ hoa Nguyệt Quế giúp điều hòa tiêu hóa và cực kỳ bổ phổi.

Cách trồng cây Nguyệt Quế trong chậu

Cây có đến 4 phương pháp nhân giống, đó là: gieo hạt, giâm cành, chiết cành và ghép mắt. Cách nhân giống được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là phương pháp chiết cành.

Kỹ thuật chiết cành cây 

  • Chọn cành: Cành chiết không được quá già hoặc quá non, chiều dài đạt chuẩn từ 25 – 30cm. Cành có đủ nhánh con và hoa.
  • Dùng dao cắt cành thật nhanh, dứt khoát và cắt theo đường ngang.
  • Sau khi cắt cành xong thì lau sạch và bôi vôi loãng lên vết cắt.
  • Đặt cành ở nơi khô thoáng và mát mẻ.
  • Bỏ lá trên cành, chỉ chừa lại 2 – 3 lá ở đầu ngọn. Bỏ hết cánh hoa chỉ chừa lại nhụy hoa.

cach-trong-cay-nguyet-que-trong-chau-klpt

Cách trồng cây nguyệt quế trong chậu

  • Cho đất vào chậu, cách miệng chậu 1 – 1.5cm. Nên chọn đất mùn để cây có đủ dinh dưỡng và không bị ứ nước ở gốc.
  • Cắm gốc cành sâu xuống đất từ 5 – 7cm. Dùng cây cố định cho cành thẳng đứng.
  • Pha loãng thuốc kích rễ với nước để tưới cho cây. Đặt chậu cây nơi khô ráo và thoáng mát.
  • Tưới nước kích rễ cho cây suốt 1 tuần, tưới vào mỗi buổi sáng.
  • Sau khoảng 2 – 3 tháng là cây đã bắt đầu phát triển và ra nhánh. Khi cây đạt chiều cao trên 70cm là bạn đã có thể uốn bonsai được rồi.

Nên trồng cây Nguyệt Quế ở đâu trong nhà

Nguyệt Quế là loài cây cực kỳ ưa nắng nên cây không thích hợp để trồng trong nhà. Bạn có thể trồng cây ở ngay trước cổng nhà hoặc giữa sân. Cây sẽ tỏa hương thơm ngát và xua tan hết mọi điềm xấu cho gia đình.

nen-trong-cay-nguyet-que-o-dau-trong-nha-klpt

Ngoài ra, bạn có thể trồng cây vào một góc vườn, dưới gốc cây đặt thêm một bộ bàn ghế. vừa thưởng trà dưới bóng mát của cây, vừa tận hưởng hương hoa thơm ngát. Cảm giác rất thoải mái và sảng khoái.

Trên đây là tất cả những thông tin về cây Nguyệt Quế mà KLPT đã lượm nhặt được để chia sẻ đến bạn. Hy vọng những điều này sẽ tăng thêm kiến thức cho bạn về cây. Từ đó có thể chăm chút cho cây Nguyệt Quế của mình thật đẹp và ra hoa quanh năm.

Xem thêm: Cây ngũ gia bì – ý nghĩa và công dụng trị bệnh

5/5 - (3 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận