Cây lưỡi hổ có thân thẳng hình dáng sắc nhọn như lưỡi kiếm có ý nghĩa tượng trưng của người quân tử, khí phách kiên cường, có chí hướng vươn lên trong cuộc sống.
Dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây lưỡi hổ là biểu tượng của sự uy quyền, danh gia vọng tộc, phú quý và may mắn mang lại cho chủ nhân.
Tên gọi khác: Hổ vĩ, Lưỡi cọp, Hổ thiệt,…
Đặc điểm: lá mọc dạng giáo, thẳng đứng.
I. Ý nghĩa phong thủy:
– Cây có khả năng thanh lọc không khí tốt, hấp thu các khí độc, khói bụi trong không khí.
Cây còn có khả năng hấp thụ các khí độc gây ung thư như Formaldehyde và Nitrogen Oxide, hấp thu bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,…
– Trong phong thủy cây Lưỡi Hổ được biết đến với khả năng xua đuổi tà khí và những điều không may mắn.
II. Tác dụng dược lý:
Cây lưỡi hổ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, trừ thối mục sinh cơ. Với những công dụng ấy, loại cây này được xem như vị thuốc quý được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau:
1. Viêm họng, ho, khàn tiếng
2. Viêm tai gây chảy mủ
3. Bỏng do lửa, bỏng nước sôi
4. Sâu răng, hôi miệng, các chứng chảy máu chân răng
(*) Cách dùng – Liều lượng
+ Cách dùng: Lá cây lưỡi hổ được sử dụng ở nhiều cách khác nhau, chủ yếu là ép lấy nước để uống hoặc nhỏ vào tai (tùy vào từng bệnh lý).
+ Liều lượng: Dùng 6 – 12 gram/ ngày.
II. Những bài thuốc từ cây lưỡi hổ
Dưới đây là 10 bài thuốc chữa bệnh từ cây lưỡi hổ được sử dụng rộng rãi trong dân gian:
1. Bài thuốc từ cây lưỡi hổ chữa viêm họng, ho, khàn tiếng: Dùng 6 – 12 gram lá cây lưỡi hổ, đem rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ lớp bụi bẩn. Sau đó, thái thành từng đoạn nhỏ. Dùng một ít để nhai với một ít muối rồi nuốt trôi từ từ. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
2. Bài thuốc từ cây lưỡi hổ chữa viêm tai giữa có chảy mủ: Dùng một ít lá cây lưỡi hổ đã được làm sạch đem hơ trên ngọn lửa than cho héo dần. Sau đó giã cho nát và chắt lọc lấy phần nước. Dùng nước cất nhỏ vào tai bị tổn thương nhiều giọt. Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần, sử dụng cho đến khi bệnh tình dần thuyên giảm.
3. Bài thuốc từ cây lưỡi hổ chữa bỏng: Dùng 2 – 3 lá cây lưỡi hổ còn tươi, đem rửa sạch bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Cắt lá thành đôi và lấy phần dịch có trong lá đem thoa lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối trong nhiều ngày liền. Áp dụng điều trị đến khi bệnh tình dần thuyên giảm.
4. Bài thuốc từ cây lưỡi hổ chữa hôi miệng, sâu răng, giảm tình trạng chạy máu chân răng: Đem 2 – 3 lá cây lưỡi hổ rửa sạch nhiều lần với nước lọc để loại bỏ bụi bẩn. Cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đem giã nát, chắt lọc lấy phần nước cốt để súc miệng mỗi ngày đều đặn mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Kiên trì điều trị mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị cao.
Lưu ý:
Người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, người bệnh gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường, nên nhưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ để được trợ giúp.
#cayluoiho, #cayphongthuy, #thuocnamdantoc
Xem thêm nhiều video về cây phong thủy tại đây: https://klpt.org/category/cay-canh-phong-thuy/