Việt Nam là một nước được biết đến với những loại cây có chứa nhiều hoạt chất chữa được khá nhiều loại bệnh được truyền tai nhau sử dụng. Những loại cây này khá dễ nhìn thấy mọc ven đường hay những đồi cao… Trong đó không thể không nhắc đến một loại cây Hồng Ngọc được cho vào danh sách chữa được người và động vật. Để hiểu kỹ hơn về tác dụng cũng như cách chữa bệnh của cây Hồng Ngọc KLPT.org sẽ nêu ra trong bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Cây hồng ngọc là cây gì?
Cây Hồng Ngọc hay còn được gọi với cái tên thời xưa là Hoàn Ngọc. Đây là một giống cây bụi có khá nhiều các tên gọi khác nhau. Loại cây này có khá nhiều tác dụng và mang một ý nghĩa cao vì thế.
Đặc điểm nhận biết của Cây Hồng Ngọc
Đặc điểm nhận dạng | |
Tên gọi: | Cây hoàn ngọc – tên gọi dân gian: cây xuân hoa, nhật nguyệt, tu lình, cây con khỉ, trạc mã, cây mặt quỷ,… |
Tên khoa học: | Pseuderanthemum |
Thuộc: | Họ Ô Rô |
Thân cây: | có chiều dài 1-2m, thân cây non, phát triển thành nhiều cành mảnh và có màu xanh lục. Khi già thân cây hóa gỗ có màu nâu. |
Lá | Lá mọc đối, dạng hình mũi giác có kích thước từ 12-17cm, cuống lá có chiều dài từ 1,5 – 2,5 cm. |
Là loại cây sống trong bụi rậm, phát triển khá rậm
Cụm hoa thường mọc ở đầu cành. Hoa lưỡng tính thường mọc ở đầu cành, xuất hiện với màu trắng pha tím, 5 đài tách rời nhau, tràng hợp có ống hẹp và dài, 5 cánh chia 2 môi, môi trên 3 thùy, môi dưới 2 thùy, thùy giữa có chấm tím, nhị 4, có 2 nhị kép, chỉ nhị ngắn đính ở hỗng tràng, bao phấn màu tím.
Cây Hồng Ngọc đỏ: khi lá nôn sẽ có màu nâu hoặc hơi nâu. Trên bề mặt có một lớp lông tơ vị chua và chát, khi già lá sẽ có màu đậm hơn.
Cây Hồng Ngọc Trắng: Lá cây có hai mặt có chất dịch chảy ra.
Cách trồng và chăm sóc cây
Cây Hồng Ngọc rất dễ sống không kén thời tiết và nhiệt độ. Bạn có thể trồng chúng ở bát kỳ nơi đâu, chỉ cần nắm vào vài cành ở miếng đất vườn chỉ sau thời gian cây phát triển tươi tốt hoặc có thể trồng trong chậu cây cảnh.
Để lựa chọn cây trồng bạn phải chọn nhánh chắc khỏe, không bị các loại bệnh về sâu, rồi cắm xuống đất hàng ngày tưới lượng nước vừa đủ sau 2-3 tháng cây phát triển rất nhanh, khi đó không cần cần chăm sóc quá nhiều.
Thành phần hóa học của Cây Hồng Ngọc
Trong thành phần cây Hồng Ngọc có chứa một số hoạt chất như sterol, flavonoid, carotenoid, đường khử và các axit hữu cơ có tác dụng khử trùng, giúp kháng viêm, bảo vệ các tế bào ngăn ngừa các gốc tự do hình thành ung thư.
Ngoài ra, trong lá tươi còn chứa chất diệp lục, nhôm, kali, natri, sắt, canxi cùng với các protein hòa tan.
Cây hồng ngọc có tác dụng gì?
Vậy cây hồng ngọc có tác dụng chữa bệnh gì? cụ thể hơn như sau:
- Điều trị một số loại bệnh đường ruột như tiêu hóa, cầm máu, lở loét, sẹo lồi, mụn lồi
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung bướu
- Kích thích tiêu hóa chống rối loạn tiêu hóa
- Điều trị bệnh dạ dày, đường ruột
- Giúp bảo vệ gan
- Có tác dụng cầm máu
- Điều trị các bệnh huyết áp
- Điều trị bệnh viêm đại tràng
- Kháng khuẩn kháng nấm
- Chữa bệnh được cho động vật
Là cây rất cần thiết cho mỗi gia đình, giúp phòng ngừa chữa bệnh trong trường hợp cấp bách nhất. Và tất cả những nội dung trên là tác dụng của cây hồng ngọc.
Một số bài thuốc chữa bệnh
Bênh cạnh đó, cây hồng ngọc trị bệnh gì? Cụ thể như sau:
Ngoài ra Cây Hồng Ngọc còn có tác dụng chữa được các bệnh khác như
Chữa rối loạn tiêu hóa, trị nội ngoại
- Mỗi ngày dùng 7 lá ngày dùng 2 lần, dùng trong 3-5 ngày.
Chữa đái rắt. buốt
- Lấy 17-20 lá rửa sạch giã lấy nước uống.
Cầm máu
- Lấy 7-9 rửa sạch lá nhai kỹ dùng 10g lá khô nấu nước uống liên tục trong 5-7 ngày.
Cảm cúm, sốt cao
- Lấy 8 lá rửa sạch nhai kỹ sau 3 giờ lại tiếp tục làm vậy cho đến khi hạ sốt.
Bị chấn thương
- Chọn lá già giã nhuyễn rồi đắp vào vết thương sau 2-3 giờ thay.
Điều trị bệnh tiêu chảy, lỵ
- Lấy 7-15 lá rửa sạch nhai 2-3 lần sẽ khỏi.
Chữa sẹo lõm, lòi
- Lấy một nắm lá rửa sạch rồi giã nhuyễn với muối đắp vào những vùng sẹo thực hiện cho đến khi da phẳng lỳ
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
- Đối với người ung thư giai đoạn đầu: lấy 10 lá nhai thật kỹ, ngày 5 lần, phải kiên trì đều đặn, phải làm giảm cơn đau hiệu quả
- Đối với ung thư đã lâu: nhai 15 lá ngày 6 lần kết hợp với uống lá cây vào buổi sáng sớm và một nắm lá hoàn nấu chín vào buổi tối
Đau mắt đỏ, ứ máu
- Lấy 3 lá đắp vào mắt sáng ngủ dậy sẽ hết đau
- Phụ nữ khi sinh bị sa dạ con
- Lấy vài lá rửa sạch nhai hoặc giã nát làm nước cốt uống, không ảnh hưởng đến bà mẹ cho con bú.
Ngoài ra Hồng Ngọc còn chữa rất nhiều loại bệnh như: điều trị hỗ trợ ung thư, ổn định huyết áp, bình phục sức khỏe…
Lưu ý sử dụng Cây Hồng Ngọc
- Khi nhai cây Hồng Ngọc nên nhai kỹ để tuyến nước bọt phát huy tác dụng của lá.
- Cây không có độc hại. Tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người mà bình phục nhanh hay chậm
- Cây Hồng Ngọc là một bài thuốc quý chính vì thế bạn nên trồng cho nhà mình một cây để chữa bệnh khi cần thiết.
Một số hình ảnh cây hồng ngọc
Với những kiến thức mà KLPT đã chia sẻ trên hy vọng các bạn sẽ biết được công dụng và lưu ý. Từ đó bạn sẽ có một cuộc sống an nhiên yêu đời hơn.
Xem thêm: Cây Cúc Tần: công dụng và những bài thuốc hay chữa bệnh
Bạn có thể tham khảo thêm các từ khoá liên quan về cây hồng ngọc như: Lá, Đỏ, viễn đông, trắng, lung linh, hồng, cảnh, ngọc lộ, hoa, trà, Cây Hoàng Ngọc, lá hồng ngọc có tác dụng gì, hoa hồng ngọc, cây hoàn ngọc trắng có tác dụng gì,…