Cây Bồ Đề người ta thường bắt gặp trong những chùa chiền, miếu, mộ… nó mang đến một ý nghĩa tâm linh khá lớn, nhiều cây được mọc xung quanh nhà khiến nhiều gia đình hoang mang lo sợ mang những điềm xấu, nhưng nhiều gia đình lại nghĩ trồng Bồ Đề giúp xua đuổi tà khí. Để giải thích được những câu hỏi hoang mang ở trên mọi người nên tìm hiểu ý nghĩa phong thủy dưới bài viết này để xem cây Bồ Đề có trồng được trong nhà không nhé!

Đặc điểm của cây Bồ Đề

  • Tên thông thường: cây Bồ đề
  • Tên khoa học: Ficus rumphii hoặc Ficus religiosa
  • Họ thực vật: Moraceae (họ Dâu Tằm)
  • Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ, Tây Nam Trung Quốc và Đông Dương về phía Đông đến Việt Nam.

Thân: thân Bồ Đề dạng gỗ, cây cao lớn lên đến 30-35m, đường kính của cây khá lớn 2-3m. Thân cây có nhiều cành chĩa ra tán rộng phân ra nhiều hướng khác nhau. Thân cây có màu nâu, vỏ cây không sần sùi mà tạo nên các đường vảy.

dac-diem-cua-cay-bo-de-klpt

Lá cây bồ đề có mau xanh, hình trái tim đuôi lá khá dài và nhọn, gân lá nhìn thấy rõ có lông. lá mọc cách cuốn lá khá dài 6-9cm. Chiều dài lá 5cm, rộng 4,5cm lá có màu xanh đậm khi về già, khi non lá có màu xanh non nhạt hơn.

Hoa cây Bồ Đề có màu đỏ, mọc từng cụm hoa có kích thước đỏ hình bầu dục giống hình elip. Hoa bắt đầu nở vào cuối tháng 1 đến tháng 5, quá trình nở hoa và héo kéo dài thời gian khá dài.

Công dụng của Bồ Đề

Cây Bồ Đề thường được sử dụng để tạo cảnh quan bóng mát cho không gian, chùa, quán cà phê, vườn cây trong khu công nghiệp,khu dân cư.

Ngoài ra cây còn có tác dụng chữa bệnh:

  • Hoa Bồ Đề còn có công dụng làm thuốc giảm sốt và ra mồ hôi.
  • Nhựa của cây có mùi thơm khá dễ chịu. Nhiều người thường sử dụng để làm nước hoa hoạc làm thuốc trị hen suyễn.

cong-dung-cua-bo-de-klpt

  • Cây còn giúp giảm bụi bẩn hút khí CO2 và nhả ra O2 giúp thanh lọc không khí, cải thiện tiếng ồn, giúp không gian trở nên trong lành hơn.
  • Bồ Đề được tìm thấy tại các khu chùa chiền mang đến vẻ trang nghiêm hơn khi đến đây.
  • Nhiều người chơi cây cảnh sử dụng Bồ Đề làm cây Bonsai

Ý nghĩa trong phong thủy

Ngoài giúp thanh lọc không khí, chữa được một số loại bệnh, loại cây này còn có ý nghĩa trong phong thủy. Cây có biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành xua đuổi tà ma tẩy uế, xua đuổi mang lại những điều tốt lành cho bản thân.

Ở Thái Lan người ta thường sử dụng lá Đa làm lá bùa làm ăn, thuận buồm xuôi gió.

y-nghia-trong-phong-thuy-klpt

Trồng cây giúp tích đức, phước lành cho đời sau. Chính vì lý do đó mà cây Bồ Đề được trồng nhiều tại chùa.

Và KLPT sẽ trả lời câu hỏi nên trồng Bồ Đề trước nhà tốt hay xấu? Cây Bồ Đề mang biểu tượng thiêng liêng cao cả của Đức Phật. Đem đến những điều tốt lành nhất cho người thân yêu của mình. Việc trồng cây Bồ Đề với mong muốn các thành viên trong gia đình hòa thuận, êm ấm, bình an.

Cách trồng và chăm sóc cây Bồ Đề

Kỹ thuật trồng cây:

Loại cây này có sức sống khá mãnh liệt chính vì thế việc trồng cây cũng không quá cầu kỳ. Có thể trồng cây bằng cách nhân giống và giâm cành nên lựa chọn những cây có sức sống tốt, không quá già cũng không quá non, những cây ra hoa rồi càng tốt. Để nhân giống để cây có thể phát triển tốt hơn.

cach-trong-va-cham-soc-cay-bo-de-klpt

Cách chăm sóc:

  • Ánh sáng: Cây có thể chịu được nắng mưa
  • Nhiệt độ: cây thích hợp với nhiệt độ từ 15-35 độ C
  • Đất: Nên sử dụng đất xốp và đất ruộng để có nhiều chất dinh dưỡng
  • Tưới nước: Thường xuyên tưới nước để cây không bị héo, úng, tưới lượng nước vừa đủe để giữ độ ẩm cho cây.

Thành phần hóa học của lá

Thành phần của lá có chứa acid benzoic tự do 26,13%, vanillin 1,38%, benzyl benzoat 4,24%, benzyl cinnamate 1,23%, acid cinnamic tự do 2,75%, chất keo chứa 70 – 80%…

thanh-phan-hoa-hoc-cua-la-bo-de-klpt

Trong Đông y, lá bồ đề có vị cay, đắng, tính bình và không có độc. Cây có công dụng khai khiếu, hành khí, hoạt huyết và an thần…

Những bài thuốc từ cây Bồ Đề

Giảm đau răng: rửa sạch một nắm lá bồ đề, nấu lấy nước súc miệng

Sát trùng vết thương, rửa sạch lá bồ đề non sau đó giã nhuyễn đắp vào vết thương

Chữa vết phong thấp: 80g bồ đề trộn với 160g thịt heo cho vào ống hoặc bình rồi đặt lên lò, đốt lửa lớn, đặt 1 miếng đồng để bồ đề cháy ở trên, đặt ống có lỗ hướng về phía đau để xông.

nhung-bai-thuoc-tu-cay-bo-de-klpt

Trị vú bị nứt nẻ: 20g bồ đề ngâm với 100ml cồn 80 độ trong 10 ngày, lắc cho đều thuốc. Sau đó dùng cồn này bôi lên chỗ bị nứt nẻ.

Trẻ nhỏ bị kinh do tà: lá lá bồ đề xông cho trẻ

Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thế âm: dùng 4g bồ đề, 8g phụ tử, 8g nhân sâm, sắc lấy nước uống trong ngày.

Lưu ý: những người cần kiêng không dùng lá Bồ Đề bao gồm những người khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng, dị ứng với chất nhựa Bồ Đề hoặc những người có bệnh không có liên hệ đến ác khí.

Những hình ảnh đẹp về cây Bồ Đề

nhung-hinh-anh-dep-ve-cay-bo-de-klpt

nhung-hinh-anh-dep-ve-cay-bo-de-klpt-1

nhung-hinh-anh-dep-ve-cay-bo-de-klpt-2

Bồ Đề là cây được nhiều người lựa chọn cho cây cảnh Bonsai. Mang một vẻ đẹp thuần khiết cũng là bài thuốc chữa bệnh tốt nhất. Hi vọng qua bài viết này của Blog KLPT, bạn sẽ có được cho mình những kiến thức bổ ích về loại cây này.

Xem thêm: Cây Bàng Cẩm Thạch, cách trồng và cách chăm sóc

5/5 - (5 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận