Cây xương rồng tai thỏ là loại cây có vẻ ngoài đáng yêu, dễ thương đang được nhiều chị em yêu thích hiện nay. Bạn muốn sở hữu cho mình một cây xương rồng tai thỏ dễ thương nhưng không biết cách trồng và chăm sóc như thế nào? Đừng lo, KLPT.org sẽ hướng dẫn chi tiết để bạn tham khảo khi cần thiết nhé!
Mục lục nội dung
Giới thiệu về cây xương rồng tai thỏ
- Tên thường gọi: Cây xương rồng tai thỏ, xương rồng Nopal
- Tên khoa học: Opuntia pulvinata
Cây được đặt tên là xương rồng tai thỏ vì cây có các nhánh cây mọc lên nhìn như tai thỏ. Cây có dạng phiến hình oval, thân cây màu xanh nổi bật. Sinh trưởng từ thân chính, mọc ra 2 nhánh giống đôi tai thỏ. Có vài trường hợp cây mọc nhiều nhánh hơn nhưng khá hiếm.
Trên bề mặt cây có nhiều lớp gai nhỏ, phủ kín cây. Trong thân cây dự trữ lượng nước lớn, có chiều cao trung bình đạt tới vài mét. Hoa xương rồng có 2 màu chính là màu vàng hoặc đỏ.
Nếu sống trong thời tiết mát thì cây sinh trưởng to hơn, cây mọc thành lá chứ không tiêu biến thành gai như thời tiết khắc nghiệt. Cây ưa nắng, sống và phát triển tốt trong điều kiện khô hạn, ít nước.
Ý nghĩa của cây xương rồng tai thỏ
Nói đến xương rồng thì nhắc đến sự gai góc và mạnh mẽ. Vì vậy, cây tượng trưng cho những người có tính nhẫn nại, luôn dũng cảm vươn lên, vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống.
Ở Tây Ban Nha, cây xương rồng còn có nghĩa là “Hãy đến và mang em đi” tượng trưng cho tình yêu. Giúp thổ lộ những điều thầm kín giấu trong tim.
Công dụng của xương rồng tai thỏ
Cây xương rồng tai thỏ có nhiều công dụng như:
- Giúp trang trí nhà cửa, bàn làm việc, bàn học cực kỳ đẹp mắt mà không mất nhiều thời gian chăm sóc.
- Dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè trong những dịp đặc biệt cũng là một ý tưởng hay.
- Cây thể dùng làm thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Nếu ăn loại xương rồng này, sẽ có những công dụng như:
- Giảm nồng độ cholesterol
- Chống lại các bệnh ung thư
- Hỗ trợ chữa tiểu đường
- Chống viêm
- Giúp bảo vệ tế bào não
- Tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Cách trồng và nhân giống cây xương rồng tai thỏ đẹp
Cách trồng
Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng loại cây này đúng kỹ thuật nhất:
- Chậu cây: Nên chọn chậu có kích thước lớp gấp 2 lần bề rộng của nhánh cây. Có lỗ thoát nước tốt
- Đất trồng: Cần chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoáng khí. Bạn có thể mua đất tại những tiệm cây cảnh.
- Hạt giống: Bạn có thể mua hạt giống ở những địa chỉ uy tín hoặc nhân giống cây.
- Đổ đất vào chậu cây, san phẳng đều
- Gieo hạt giống lên đất, rải thêm một lớp sỏi nhỏ mỏng trên bề mặt để cân bằng nhiệt độ cho hạt giống phía dưới
- Phun sương nhẹ nhàng để tạo độ ẩm. Bọc kín miệng chậu bằng bao nilon, tưới 2 – 3 ngày/lần để duy trì độ ẩm.
- Sau 10 ngày, hạt giống tai thỏ sẽ nảy mầm.
Cách nhân giống
Hiện nay, có hai cách nhân giông xương rồng tai thỏ đó chính là ghép cành và gieo hạt.
Phương pháp ghép:
- Chọn những nhánh khỏe mạnh, rồi cắt đi. Sau khi cắt xong thì đợi vết cắt khô, cắm vào chậu cây của bạn. Nên cắm vào phần góc chậu
- Duy trì nhiệt độ trên dưới 25 độ C, thoáng gió và có bóng râm
- Sau 20 – 25 ngày thì cành bắt đầu mọc rễ.
Phương pháp gieo hạt:
- Chọn những hạt giống tròn, mình mẩy và gieo vào đất
- Khoảng sau 10 ngày thì hạt giống sẽ nảy mầm. Đặt chậu ở nơi khô thoáng để cây dễ dàng phát triển.
Cách chăm sóc xương rồng tai thỏ chi tiết
Xương rồng tai thỏ là một loại cây có sức sống tốt, sinh trưởng tốt trong môi trường khắc nghiệp. Chính vì thế, chăm sóc cây cũng khá dễ dàng và không tốn nhiều công sức.
- Tưới nước: Đây là cây chịu hạn, không chịu được úng. Mỗi tuần bạn chỉ cần phun sương 1 lần với lượng nước vừa đủ. Trời ẩm thì có thể không cần tưới cũng được.
- Ánh sáng: Cây ưa sáng, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng nhiều. Nếu bạn để trong phòng thì 2 – 3 ngày nên cho cây tắm nắng 1 lần.
- Nhiệt độ: cây chịu được điều kiện khắc nghiệt, dù lạnh hay nóng cây đều phát triển được. Nhiệt độ duy trì 10 – 50 độ C và cây sinh trưởng tốt nhất là 15 – 28 độ C.
- Sâu bệnh: Cây dễ mắc một số loại bệnh như bệnh thối gốc, đốm than hay rệp sáp.
Klpt.org đã hướng dẫn chi tiết cho bạn cách trồng và chăm sóc cây xương rồng tai thỏ rồi đấy. Mong rằng bạn đã có được cho mình những kiến thức cần thiết để có được cây khỏe mạnh.