Cá rồng là loại cá cảnh rất đẹp nhưng lại có giá thành rất cao. Thế nên mọi hoạt động của cá luôn được người nuôi quan sát. Nếu như thấy hiện tượng cá rồng không chịu bơi sẽ khiến người nuôi lo lắng, không biết cá có bị bệnh hay không. Hãy cùng Blog KLPT đi tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục nguyên nhân cá không chịu bơi ngay trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về cá rồng

Cá rồng có nguồn gốc từ bộ cá rồng, có tên khoa học là Osteoglossiformes. Giống cá này đã xuất hiện trên trái đất từ hơn 200 triệu năm trở về trước. Theo quan niệm dân gian, cá rồng tượng trưng cho may mắn, kim – tiền và phú quý. Chính vì thế mà tại Việt Nam cá rồng rất được giới thượng lưu lựa chọn nuôi nấng.

gioi-thieu-ve-ca-rong-klpt

Dòng cá rồng sinh sống chủ yếu tại vùng nước ngọt, thế nên khá phù hợp được nuôi nấng trong hồ cá, bể cá trong và ngoài nhà. Hiện tại, loài cá rồng này có khoảng 214 giống cá khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên cá rồng xuất xứ tại Châu Á lại được ưa chuộng nhiều hơn bởi vẻ bề ngoài rực rỡ của chúng.

gioi-thieu-ve-ca-rong-klpt-1

Các loài cá rồng được ưa chuộng nhất hiện nay, bao gồm:

  • Cá rồng châu Á
  • Huyết long (Scleropages legendrei)
  • Kim long quá bối (crossback golden)
  • Kim long hồng vĩ (Scleropages aureus, HighBack Golden)
  • Thanh long (Scleropages formosus)
  • Cá rồng châu Úc
  • Kim Long Úc (Scleropages jardinii)
  • Cá rồng Nam Mỹ
  • Ngân long (Osteoglossum bicirrhosum)
  • Hắc long (Osteoglossum ferreirai)

Nguyên nhân và cách khắc phục khi cá rồng không chịu bơi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho cá rồng nằm yên bể đáy không chịu bơi. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân và cách phục tình trạng này cho cá.

Thay đổi môi trường sống

Khi thay đổi môi trường sống của cá, sẽ khiến cá không thích nghi được môi trường mới. Từ đó cá rồng không chịu bơi, không chịu ăn và trở nên nhút nhát và rụt rè. Do dù bạn có cho thức ăn thì cá cũng sẽ không chịu đớp mồi.

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-khi-ca-rong-khong-chiu-boi-klpt

Hoặc do bạn thay đổi bố cục sắp xếp của bể cá, hay di chuyển bể cá đi chỗ khác. Như vậy cũng là 1 nguyên nhân khiến cho cá bỏ ăn và không chịu bơi. Nếu cá rồng không chịu ăn thì cũng không sao, cá rồng có thể nhịn đói từ 30 – 45 ngày.

Trong 2 trường hợp này, bạn không cần phải quá lo lắng cũng như không cần phải làm gì. Điều bạn cần làm là giữ nguyên bố cục trong bể, giữ nguyên chất lượng nước trong bể cá. Cần 1 khoảng thời gian cá rồng thích nghi với những thay đổi của môi trường mới. Sau khi thích nghi xong cá sẽ ăn uống và bơi lội trở lại.

Do chất lượng nước

Nếu bạn thay nước, làm sạch bông lộc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nước. Nếu chất lượng nước quá dơ, quá bẩn cũng sẽ ảnh hưởng đến trạng thái của cá rồng.

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-khi-ca-rong-khong-chiu-boi-klpt-1

Nếu bạn thấy cá không ăn và nằm ở đáy bể, thì hãy thử thay nước cho hồ cá. Sau khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày sau khi cá không bơi lội do chất lượng nước xấu. Thì bạn nên thay nước mỗi ngày. Mỗi lần thay thì nên thay khoảng ⅙ hay ⅛ lượng nước hàng ngày.

Do thức ăn

Cho cá rồng ăn 1 loại thức ăn trong nhiều ngày liên tục, cũng là nguyên nhân khiến cá rồng nằm đáy không chịu bơi lội. Cá cũng cần thức ăn đa dạng và thay đổi liên tục, như vậy sẽ không bị mất đi sự hứng thú với thức ăn.

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-khi-ca-rong-khong-chiu-boi-klpt-2

Do đó, nếu thấy cá bỏ ăn và không chịu bơi lội, bạn hãy nên tìm hiểu, cho cá ăn nhiều loại thức ăn phong phú. Cung cấp các mồi khác nhau và điều chỉnh lượng ăn liên tục. Bạn có thể cho cá rồng ăn tôm, ăn cá nhỏ, côn trùng, sâu bột, sâu gạo,… Như vậy sẽ giúp cho cá rồng có đầy đủ chất dinh dưỡng đa dạng hơn.

Do bị bệnh

Cá rồng mắc bệnh cũng là nguyên nhân khiến cho cá không chịu bơi. Cá rồng dễ mắc phải 1 số bệnh như: bệnh thủng đầu, bệnh xuất huyết, bệnh trướng bụng, bệnh mờ mắt,… đây là những bệnh nguy hiểm đối với cá rồng.

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-khi-ca-rong-khong-chiu-boi-klpt-3

Khi mắc bệnh, cá sẽ cảm thấy khó chịu dẫn đến bỏ ăn, không bơi lội, nằm yên ở đáy bể. Theo hướng dẫn của các bác sĩ thú y và chuyên gia, thì khi cá bị bệnh nên dừng việc cho cá ăn. Nên duy trì chất nước ổn định, điều trị cho cá khỏi bệnh. Khi cá trở lại bình thường sẽ hoạt động bơi lội trở lại.

Trên đây là những thông tin mà Blog Cây Cảnh KLPT đã tổng hợp đem đến cho các bạn tham khảo. Sau khi tham khảo xong bài viết này, hy vọng bạn sẽ nắm bắt được tình trạng của cá rồng đang nuôi. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với tình trạng mà cá đang gặp phải.

Tham khảo cách xử lý cá rồng ít bơi, biếng ăn, nằm đáy!

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi làm bể nuôi cá rồng tại nhà

5/5 - (1 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận