Một loài cây ăn quả phổ biến và được yêu thích nhất hiện nay chính là cây ổi. Là loài cây thân gỗ sống lâu năm, cây ổi mang đến rất nhiều giá trị cho người trồng. Để hiểu rõ hơn về cây ổi và những công dụng của loài cây ăn quả này. Hãy theo dõi ngay bài viết mà Blog KLPT chia sẻ ngay dưới đây.
Mục lục nội dung
Đặc điểm của cây ổi
Ổi là loài cây ăn quả thường xanh, sống lâu năm và thuộc họ đào kim nương. Cây có nguồn gốc từ Brazil và phân bố khắp tất cả các nước trên thế giới.
Cây ổi có thân gỗ, nhiều nhánh và chiều cao khi trưởng thành lên đến 10m. Đường kính thân tối đa lên đến 30cm. Thân cây ổi rất đặc biệt, phần vỏ già ở bên ngoài sẽ tróc dần, phần bên trong rất nhẵn và cứng.
Lá cây ổi hình bầu dục, nhọn ở đầu ngọn và hơi nhám. Hoa ổi lưỡng tính nên khi hoa tàn, quả sẽ phát triển. Quả ổi có da nhẵn, màu xanh, thịt quả ngọt thanh và có nhiều hạt nhỏ.
Ổi cho trái quanh năm, cây trưởng thành có thể cho đến gần 50 quả 1 lúc. Ổi là một trong những loại trái cây được ưa chuộng hiện nay và có giá trị cao về kinh tế.
Thành phần đặc biệt có trong quả ổi
Cây ổi được xem là loài cây có nhiều thành phần quan trong cho cả sức khỏe và sắc đẹp. Cụ thể:
Trong quả ổi có chứa Beta-Sitosterol, Quereentin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin,… hàm lượng lớn. Trong ổi chín còn có thêm lượng lớn vitamin C và Polysaccharide.
Lá và rễ ổi còn chứa thêm lượng lớn dược chất Volatile oil, Eugenol, Arjunolic, Tanine và Organic acid.
Thân ổi có chứa thành phần Tannin được sử dụng trong công nghiệp thuộc da.
Công dụng của cây ổi
Tuy là cây ăn quả nhưng cây ổi lại có rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Quả ổi cung cấp hàm lượng lớn vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể và làm đẹp cho da.
Uống nước ép ổi giúp trị cảm, giảm ho và ngăn ngừa virus gây hại cơ thể. Lá ổi có công dụng vô cùng ấn tượng khi có thể:
- Tiêu thũng giải độc
- Chữa các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, đi tả.
- Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ruột cấp tính và mãn tính.
- Những bệnh về tiểu đường và băng huyết cũng được hỗ trợ điều trị hiệu quả.
- Một công dụng đặc biệt của vỏ ổi chính là dùng trong quá trình thuộc da trong công nghiệp.
- Ngày nay, ổi không chỉ được trồng ăn quả mà còn là cây cảnh rất được ưa chuộng.
Cách trồng ổi trong chậu
Ổi có thể nhân giống bằng 4 phương pháp nhân giống, đó là: gieo hạt, giâm cành, chiết cành và ghép mắt. Cách nhân giống được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là gieo hạt.
Để tiết kiệm thời gian trồng, bạn có thể mua cây giống tại các vườn ươm để về trồng.
Những bước chuẩn bị để trồng cây
Đất trồng: Chọn loại đất tơi xốp, có thể dùng đất mùn hoặc đất đã qua xử lý (trộn mùn, phân và xơ dừa,…). Bạn còn có thể mua đất tại các nhà vườn trong khu vực cũng được.
Chậu trồng: Nên dùng chậu xi măng có kích thước lớn để cây có thể phát triển tốt nhất. Đường kích miệng chậu trên 50cm và chậu có trên 1 lỗ thoát nước ở đáy.
Cách trồng ổi trong chậu
- Cho đất vào 1/3 chiều cao của chậu.
- Dùng dao sắc, rọc bỏ phần chậu cây giống, phải làm thật tỷ mỷ để tránh vỡ bầu đất.
- Cho bầu đất cây giống vào chậu. Đổ đất xung quanh và lấp đầy chậu.
- Dùng xơ dừa phủ kín miệng chậu để giữ ẩm cho đất.
- Tưới nước cho cây và đặt chậu ở nơi khô ráo.
Cách chăm sóc cây ổi
- Tưới nước cho cây mỗi ngày một lần vào buổi sáng.
- Sau khi trồng được 1 – 2 tuần thì cây đã bắt đầu phát triển. Lúc này hãy đưa chậu từ từ ra ngoài trời nắng để cây thích nghi với ánh sáng.
- Khi cây đã có chiều cao đạt 50 – 60cm, tiến hành cắt ngọn để cây phát triển cành và ra quả sớm.
- Khi cây ra quả, nên dùng bao bọc lại quả ổi để tránh hư hại và giúp quả phát triển nhanh hơn và to hơn.
- Phun thuốc và bón phân cho cây 2 – 3 tháng 1 lần.
Cây ổi không chỉ mang lại nhiều công dụng tốt mà còn mang đến giá trị kinh tế cho người trồng. Ngày nay, ổi không chỉ được trồng nông nghiệp mà đã trở thành cây cảnh được nhiều người yêu thích.
Xem thêm: Cây ổ phụng – nguồn gốc và ý nghĩa trong phong thủy