Cây tùng cối là loại cây cảnh chuyên dùng để trang trí, làm bonsai nổi tiếng. Với hình thể đẹp mắt và dễ chăm sóc nên được nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng Klpt.org tìm hiểu chi tiết về Cây Tùng Cối – Cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa phong thủy qua bài viết ngay sau đây nhé!
Mục lục nội dung
Tùng cối là cây gì?
Tùng cối hay còn gọi là cây duyên tùng và cây tùng búp, đây là loại cây văn phòng khá được yêu thích hiện nay ở Việt Nam. Cây này có ten khoa học là Juniperus Chinensis Sargentii và thuộc họ thực vật Cupressaceae (họ hoàng đàn).
Loại cây này thường được dùng trang trí văn phòng, phòng ngủ, phòng làm việc hay một góc thư giản nào đó đặc biệt là quán cafe. Nó còn được tạo các thể bonsai và được khá nhiều các khu nghỉ dưỡng cao cấp lựa chọn.
Đặc điểm của cây tùng cối
Đặc điểm nhận dạng | |
Tên thường gọi: | Tùng cối |
Tên gọi khác: | Cây duyên tùng, cây tùng búp |
Tên khoa học: | Juniperus Chinensis Sargentii |
Thuộc họ: | Cupressaceae (họ hoàng đàn) |
Cây tùng cối có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc cây thân gỗ, sống lâu năm. Thân cây màu nâu vàng, lớp vỏ dày dặn, nhiều vết nứt nẻ nên mang đến cảm giác già cỗi. Nhựa trên thân có mùi hăng đặc trưng của cây tùng cối. Khi cành còn non thì khá dễ uốn và tạo dáng. Tuy nhiên, thân cây có lõi đen, cứng nên khá khó để tạo dáng.
Lá cây có màu xanh, thuộc dạng lá bụi, lá từng cụm, có cảm giác nhám tay. Nếu tiếp xúc với nhiều nắng, lá thường ém lại, không xòe bung. Còn với môi trường mát mẻ, lá tùng cối xòe bung nhìn ra được 5 lá. Loại cây này không có hoa và quả.
Ý nghĩa và lợi ích của cây tùng cối
Ý nghĩa phong thủy
Cây tùng cối là loại cây thể hiện sự mạnh mẽ, vững chãi và sống lâu năm. Vì vậy, được mệnh danh giúp cho gia chủ luôn vững chắc, phong trần nhưng mang một chút mộc mạc.
Cây luôn có thần thái ung dung cùng màu xanh, luôn căng tràn sức sống, mang đến năng lượng tích cực cho chủ nhân.
Lợi ích đặc biệt
Hiện nay, cây tùng cối đang được rất nhiều người ưa thích. Cây được trang trí ở khắp các khu vực như phòng học, làm việc, các công ty, phòng ngủ, làm cây bonsai, trang trí cho các khuôn viên quán cafe. Và đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Với sự phát triển riêng biệt của mình, loài cây này còn có lợi ích mang lại sự mát mẻ. Giúp cải thiện môi trường và không gian sống xanh dành cho gia chủ.
Nên đặt cây tùng cối ở đâu?
Cũng như những thông tin phía trên, thì gia chủ có thể đặt tại khu vực bàn làm việc, cửa sổ, phòng khách, phòng uống cafe, những nơi chuyên sử dụng để thư giản.
Ngoài ra theo như phong thủy thì nên đặt loại cây này phía đông hoặc đông nam. Vì nó sẽ mang lại và hướng tới những điều tích cực và thu hút may mắn cho gia chủ.
Cách trồng và chăm sóc cây tùng cối đơn giản, đúng nhất
Cách trồng cây
Cây tùng cối là loại cây có sức sống mạnh mẽ đến bạn có thể trồng trong đất hoặc trong chậu đều được.
- Trồng cây trong đất cũng không cần chăm sóc quá nhiều nhưng nó vẫn sống tốt
- Trồng cây dạng bonsai thì cần chăm sóc nhiều hơn để tạo được dáng cây đẹp
Cách chăm sóc cây
- Ánh sáng: Cây ưa sáng và phát triển dựa trên ánh sáng nên bạn cần trồng cây nơi có nắng nhiều nhất. Điều này sẽ quyết định hình dạng, cách mọc lá tùng cối.
- Tưới nước: Cây có yêu cầu không khắt khe về nước. Bạn chỉ cần cấp đủ độ ẩm để cây có thể phát triển tốt được.
- Nhiệt độ: Tùng cối có thể chịu được điều kiện khắt khe tốt dù cực nóng hay hay cực lạnh
- Độ ẩm: Cây ưa ẩm, tuy nhiên ở những nơi có độ ẩm thấp, cây vẫn phát triển bình thường.
- Đất trồng: Nếu trồng trên đất thì cây không quá kén chọn. Tuy nhiên, nếu trồng làm cây tùng cối bonsai thì phải dùng đất tơi xốp và có độ thoát nước tốt. Bạn nên dùng đất được phối trộn cùng xơ dừa và phân bón hữu cơ.
- Bón phân: Nếu bạn muốn kích thích cây phát triển tươi tốt thì phân là thứ không thể thiếu. Có thể sử dụng phân NPK, phân hữu cơ để bón cho cây
- Sâu bệnh: Tùng cối có sức đề kháng cao, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, các bệnh rệp, phấn trắng, thối rễ cũng có thể xuất hiện. Bạn cần quan sát cây thường xuyên và diệt trừ nhanh để cây khỏe mạnh
- Cắt tỉa: Ở dạng cây bonsai, việc cắt tỉa là việc cần thiết. Bạn nên cắt tỉa cây vào mùa xuân hoặc khi nhiệt độ thấp. Tuyệt đối không được vặt hết lá ở trên cây và đầu cành.
Ngoài ra, khoảng 2 năm lần, bạn nên thay chậu và đất vào mùa xuân. Cùng với đó là loại bỏ rễ dập, rễ thừa rồi mới trồng vào chậu. Bạn có thể giữ lại đất cũ quanh gốc vì cây tùng cối có nấm cộng sinh rất tốt.
Xem thêm video về Cách Trồng Và Chăm Sóc Tùng Cối
Công dụng cây tùng cối
Những công dụng của loại cây này trong đời sống như:
- Được trang trí trong sân vườn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng,… dù đứng riêng lẻ hay thành 1 hàng thì loại cây này vẫn nổi bật và sang trọng.
- Làm cây bonsai đẹp mắt, mang đến giá trị kinh tế cho nhiều người
- Mang đến không khí xung quanh trong lành, thoáng đãng.
Hy vọng với những thông tin bài viết Cây Tùng Cối – Cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa phong thủy mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc có thể hiểu thêm ý nghĩa của loài cây này. Đừng quên chăm sóc cây xanh để có không gian sống tươi mát nhé!