Cây vú sữa là loại cây đã quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày rồi đúng không nào? Việc trồng vú sữa để làm cây ăn quả hay để kinh doanh cũng được nhiều người quan tâm. Vì vậy, KLPT.org sẽ hướng dẫn chi tiết về cách trồng và những bài thuốc hay của cây vú sữa để bạn tham khảo khi cần nhé!
Mục lục nội dung
Đặc điểm của cây vú sữa
- Tên thường gọi: Cây vú sữa
- Tên khoa học là Chrysophyllum Cainito
- Họ: Hồng xiêm
- Nguồn gốc: Châu Mỹ
Cây vú sữa là loại cây thường xanh, mọc thẳng đứng, có chiều cao hơn 10m tùy vào tuổi đời. Vỏ cây màu nâu, xù xì. Thân cành dẻo, tán lá rộng.
Lá vú sữa mọc so le nhau, có hình oval, đầu nhọn tù, chiều dài từ 5 – 15cm. Mặt dưới lá có màu vàng nâu, mặt trên màu xanh lục đậm.
Hoa vú sữa là hoa lưỡng tính, mọc thành từng chùm màu trắng ánh đỏ. Khi hoa nở có mùi thơm ngào ngạt và thu hút ong bướm.
Quả vú sữa hình cầu, có kích thước khoảng bằng nắm tay người hoặc có thể lớn hơn. Da màu xanh, khi chín thì có màu hồng hoặc màu tím đậm, ăn cực ngon. Có nhiều giống cây vú sữa ra quả màu trắng, ánh xanh lục. Khi cắt quả vú sữa thì phần vỏ không ăn được vì có nhiều nhựa mủ, phần thịt ở giữa và bên trong ăn ngon, có hạt đen ở giữa.
Sau khi trồng khoảng 7 năm thì cây bắt đầu ra quả quanh năm.
Công dụng của cây vú sữa
Cây vú sữa có cực kỳ nhiều công dụng trong đời sống và kinh tế:
- Cung cấp oxy, hút chất độc, giúp không khí trong lành, mát mẻ.
- Trồng cây vú sữa để trang trí và tạo bóng mát cho ngôi nhà của bạn.
- Quả vú sữa ăn ngon, đây là loại hoa quả được yêu thích từ trẻ nhỏ đến người lớn.
- Các bộ phận của cây được dùng để chữa bệnh trong Đông y cực hiệu quả.
Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa tươi tốt
Cách trồng
Nhân giống: Cây thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Nên chọn những cây có độ tuổi từ 6 – 10 năm, không có sâu bệnh, bám khỏe, cành nằm ngang, vỏ vừa hóa gỗ. Không chọn những cành vượt.
Thời điểm trồng: Có thể trồng bất kỳ vào thời điểm nào. Tuy nhiên, nên trồng cây vào mùa mưa cho đỡ tốn công tưới nước.
Đào đất: Nên trồng trong hố sâu khoảng 1 – 1.5m vì cây cực kỳ dễ bật gốc. Nếu trồng ở nơi gió to thì bạn hãy trồng thêm cây chắn gió.
Phân bón: Trộn phân hữu cơ hoai mục với Trichoderma để loại bỏ nấm bệnh. Có thể dùng chế phẩm EM để thúc đẩy tăng vi sinh cho cây trồng.
Trồng cây: Đặt bầu cây thẳng đứng vào mô đất trồng. Lấp hố, nén chặt đất, cắm cọc cố định cho dây và tưới đẫm nước. Thời gian đầu nên che nắng cho cây, khoảng 1 – 2 năm. Dùng thêm rơm rạ che gốc cây để giữ ẩm.
Cách chăm sóc
Tưới nước: Cần tưới nước thường xuyên cho cây vào mùa khô, khi cây đang phát triển và ra quả.
Cắt tỉa: Nên chăm cắt tỉa cành vượt tán, cành ốm yếu, cành phụ sát đất để kích thích cây phát triển chồi mới.
Bón phân: Trong năm đầu tiên tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước tưới cho cây. Từ năm thứ 2 trở đi lượng phân bón trong năm là 2 kg phân ure + DAP + NPK (20-20-15) với tỷ lệ 1-1-1 chia làm 4 lần bón trong năm và cách nhau 3 tháng lần.
Sâu bệnh: Các loại sâu bệnh của cây như sâu đục quả, sâu ăn bông, sâu đục cành, rệp sáp.
Bệnh của cây: Bệnh thán thư gây hư quả, bệnh thối quả, bênh bồ hóng. Vì vậy, bạn cần quan sát kĩ cây và loại bỏ các cành có sâu bệnh, cũng như phun thuốc diệt trừ.
Những bài thuốc hay từ cây vú sữa
Những bài thuốc hay từ cây vú sữa để bạn tham khảo như:
- Hãm lá vú sữa uống thay nước lọc chữa đái tháo đường, thấp khớp hay đau dạ dày hiệu quả.
- Chữa tiêu chảy: Lá vú sữa rửa sạch, cắt nhuyễn nấu cùng 2 ly nước, đun sôi khoảng 15’. Uống nước này 3 lần/ngày. Người lớn 1 chén, trẻ em từ 2 – 6 tuổi ¼ chén, trẻ em từ 7 – 12 tuổi ½ chén.
- Chữa tiêu chảy nặng hơn: Lá vú sữa, lá ổi rửa sạch, cắt nhuyễn nấu cùng 3 ly nước, sắc với lửa nhỏ khoảng 30’. Sau đó uống với liều như trên.
- Trị sưng nướu, viêm miệng, họng: Đun nóng 1 chén lá vú sữa cắt nhuyễn nấu với 2 ly nước khoảng 10’. Sau đó dùng nước này để súc miệng.
- Rễ và lá có tác dụng làm tan máu ứ, hoạt huyết, tiêu sưng và giảm đau
Với cách trồng và những bài thuốc hay của cây vú sữa mà klpt.org đã tổng hợp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hay ho. Mong rằng bạn sẽ có được cho mình cây sai trái và khỏe mạnh nhé!