Truy cập trang web Để xem nhiều cây cảnh hơn và lựa chọn loại cây phù hợp cho gia đình bạn.

1. Cây lan ý

Cây lan ý có khả năng làm sạch không khí và thanh lọc các chất độc như aceton, benzen, formldehyd, trichloroethylen. Khi đặt chậu cây trong nhà sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tia bức xạ có hại phát ra từ tivi, điện thoại, lò vi sóng… Theo phong thủy, lan ý có tác dụng cân bằng các trường khí, hấp thu các nguồn năng lượng xung khắc và tạo nên không gian yên bình, tĩnh lặng cho cả gia đình.

2. Kim tiền

Kim tiền là loài cây phú quý có tác dụng chiêu tài và mang của cải về nhà. Khi mua nên chọn cây có thân xanh tươi, dày chắc, phiến lá đã hình thành hoàn chỉnh, đặc biệt những cây đã ra hoa sẽ mang lại nhiều “tài lộc” nhất cho cả gia đình. Chúng ta nên đặt cây xoay theo hướng Đông hoặc Đông-Nam trong nhà để đón nắng mặt trời, đón “lộc” vào nhà.

3. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ hay cây lưỡi cọp có khả năng hấp thụ rất tốt các khí độc lơ lửng trong không khí như nitrogen oxide, formaldehyde. Đặt cây lưỡi hổ trong phòng sẽ giúp không gian luôn thoáng mát và giảm căng thẳng, mệt mỏi. Trong phong thủy, cây lưỡi hổ là biểu tượng đặc trưng cho sức mạnh cá nhân, sức chiến đấu mạnh mẽ và ngoan cường.

4. Ngọc ngân

Ngọc ngân mang đến nhiều bổng lộc, may mắn do vậy chúng ta nên đặt ở phòng khách, trên bàn uống nước hoặc bàn làm việc. Cây cũng có tác dụng thanh lọc không khí, giúp không gian trong lành hơn.
Trong phong thủy cây ngọc ngân có ý nghĩa mang đến sự may mắn và nhiều thịnh vượng, tài lộc cho chủ nhân.
Ngọc ngân còn có tác dụng thanh lọc không khí, hút bụi và các chất độc hại bay lơ lửng trong không khí đem đến không gian trong lành, tươi mát.

5. Ngũ gia bì

Ngũ gia bì là loại cây phong thủy quý có tác dụng lọc khí độc cự tốt cho không gian. Trong đông y, ngũ gia bì thường được dùng để làm thuốc và xua đuổi sâu bọ rất tốt.
6. Thiết mộc lan

Thiết mộc lan hay còn có tên gọi dân dã hơn là cây “phát tài”. Khi đặt cây phong thủy này trong nhà thì bạn khỏi lo về tiền bạc và may mắn nhé.
Theo ngũ hành, thiết mộc lan thích hợp với hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà. Ở những hướng này sẽ tụ nhiều ánh sáng, đại diện cho Mộc trong ngũ hành mang đến vượng khí và may mắn cho gia chủ.
Hành Mộc chính là bản thân cây thiết mộc lan, hành Thổ tức là đất, là nơi cây sinh sống và phát triển trên đó. Hành Thuỷ là nguồn nước, chất dinh dưỡng có tác dụng nuôi dưỡng cây tồn tại và phát triển. Hành hoả được nhắc tới nếu trồng cây trong chậu đất nung màu nâu đỏ, hành kim khi trồng cây trong chậu kính hay kim loại.
Ngoài ý nghĩa về phong thủy, thiết mộc lan còn có tác dụng tích cực đối với sức khỏe của con người. Đặt cây trong nhà sẽ giúp thanh lọc không khí, mang đến cho bạn sự sảng khoái.

7. Thường xuân

Cây thường xuân còn có rất nhiều tên gọi khác như trường xuân, vạn niên, cảnh dây nguyệt quế. Từ lâu, chúng đã nổi tiếng như một “bộ máy lọc không khí tự nhiên” khi hấp thụ những chất có hại như aldehyde formic, benzen, phenol và ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư như nicotin toả ra từ khói thuốc. Kỹ thuật trồng cây thường xuân không quá khó hơn nữa, chúng sinh trưởng tốt ở những nơi có điều kiện bán râm nên phù hợp trồng làm cảnh trong nhà.

Xem thêm video về Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh, hoa: https://klpt.org/cam-nang-tu-van/

5/5 - (2 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận