Trong giới cây cảnh, sanh là loại cây nổi tiếng nhất và phổ biến nhất. Hầu như những người chơi cây cảnh, đặc biệt là bonsai đều từng chơi hoặc thấy cây sanh. Nhưng liệu bạn đã nắm bắt được mọi thông tin của cây sanh chưa? Cùng Blog KLPT tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Giới thiệu về cây sanh

  • Tên thường gọi: Cây sanh, cây gùa
  • Tên khoa học: Ficus Benjamina L.
  • Thuộc họ: Dâu tằm Moraceae

Sanh có mặt ở khắp nơi trên thế giới, tập trung đông nhất ở Châu Á. Đây là loại cây thân gỗ và theo môi trường sinh thái mà cây xanh có kích thước khác nhau.

gioi-thieu-ve-cay-sanh-klpt

Chiều cao cây khi trồng trong chậu tối đa khoảng 1m, nhưng ở trong tự nhiên, cây có thể cao lên 30m. Thân cây có nhiều cành, rễ mọc từ thân và cành mọc ngang, khá dễ uốn tạo kiểu. Thân cây sần sùi, trên thân có nhiều u bướu nổi lên. Ở trên thân cây sanh có nhiều rễ phụ nhỏ, mảnh, mọc dài thả xuống đất.

Rễ cây có màu nâu, mọc theo chùm, cực dai và khó gãy. Phần cuống lá nối liền phần cành khá độc đáo. Lá cây có hình trái xoan, đầu nhọn. Mặt trên dưới của lá nhẵn, bóng, đường gân lá nhìn ở dưới rõ. Lá cây mọc nhiều, dày đặc và có nhiều tán.

Quả sanh mọc thành cặp, kết hợp thành nhiều chùm. Quả có màu xanh khi còn non và màu vàng khi chín. Quả có hình tròn, nhỏ và nhiều màu sắc. Phủ ở ngoài vỏ là lông tơ trắng mịn. Quả sanh màu đen có nghĩa là sắp rụng, bên trong quả có hạt cứng, có thể đem đi trồng và phát triển thành cây thuận lợi. Sanh ra hoa và quả từ tháng 9 – 2 năm sau.

Công dụng của cây sanh

Những cây sống lâu năm sẽ có tán cây to, giúp che bóng râm, làm mát nhà hiệu quả

  • Mang đến cho bạn không khí trong lành
  • Chữa ứ huyết hiệu quả
  • Dùng làm cây bonsai và mang đến kinh tế cho nghệ nhân
  • Sanh được cho là giúp sinh sôi, mang đến lộc cho gia chủ
  • Dùng để làm cây cảnh, trang trí nội thất hay đặt tại văn phòng đều ổn.

cong-dung-cua-cay-sanh-klpt

Hiện nay, sanh cảnh được nhiều người ưa chuộng, vậy giá cây cảnh hiện nay là bao nhiêu? Trên thị trường, tùy vào độ đẹp mà sanh sẽ chênh lệch giá từ 10 triệu trở lên đến hơn 400 tỷ đồng.

Với những công dụng trên, chắc chắn bạn sẽ yêu thích sanh nhiều hơn. Nhiều người thắc mắc rằng quả sanh ăn được không? Có tác dụng chữa bệnh không thì câu trả lời là không.

Ngoài ra, bệnh trên sanh rất ít và hầu như là không có nên cực kỳ dễ chăm sóc.

Ý nghĩa phong thủy của cây sanh

Với cành lá sum suê của sanh, nó tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc và mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.

Trong phong thủy, sanh không được trồng 1 cây trước nhà. Nó sẽ hút sạch dương khí của ngôi nhà, mang đến sự ảm đạm. Bạn nên trồng 2 – 3 cây quanh nhà để điều hòa không khí và tăng dương khí cho ngôi nhà, mang đến may mắn, tiền bạc cho gia chủ.

y-nghia-phong-thuy-cua-cay-sanh-klpt

Bạn nên chăm chút, cắt tỉa sanh thường xuyên để cây bớt um tùm, che khuất tầm nhìn. Tán cây rộng cũng hút sạch dương khí của ngôi nhà, tác động xấu đến phong thủy.

Những lưu ý khi tạo dáng bonsai

Sanh được biết là cây bonsai dễ dàng uốn thành nhiều hình dáng khác nhau, tuy nhiên, trước khi tạo dáng cây, bạn cần lưu ý những điều sau:

Cần xác định hình dáng và trạng thái của sanh trước khi uốn

Tạo dáng cây theo nguyên tắc từ to đến nhỏ. Từ cành to đến cành nhỏ, từ thân, cành đến nhánh cây.

Khi tạo dáng cây, những nơi giao nhau giữa các cành dễ bị nứt. Bạn có thể áp dụng cách khi gần tới nơi giao nhau bạn uốn một vòng để cành chịu lực tại đó, có thể đảo 1 vòng đỡ cành cho chắc chắn.

nhung-luu-y-khi-tao-dang-bonsai-klpt

Cố gắng tìm được chiều uốn để lực dây ngày càng siết chặt vào. Khi ở điểm cuối, bạn nên khóa đầu dây bằng cách móc chéo dây ngược lại để cành không bị bung ra.

Uốn cành nhỏ và cành to cùng chiều dây. Uốn đều tay và đến chi cuối cùng.

Bạn có thể tha hồ tạo dáng theo ý thích. Khi đến đỉnh của đường cong phải có điểm để khóa dây lại, tránh bị nứt gãy.

Khi gỡ dây nên gỡ ngược lại quá trình uốn là từ ngọn đến gốc. Có thể uốn thêm lần 2 nếu cây quay trở lại như cũ

Cách chăm sóc cây sanh tươi tốt

Khi trồng cây, bạn cần biết những cách chăm sóc để cây phát triển tươi tốt nhất có thể:

Sanh phát triển ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam. Vào mùa mưa, cây thường đâm chồi mạnh mẽ. Cây có cần cung cấp nước nhiều, có khả năng chịu úng lâu dài và không chịu được mùa khô.

cach-cham-soc-cay-sanh-tuoi-tot-klpt

Nên trồng sanh ở nơi có đất dinh dưỡng cao như đất thịt, nhiều mùn. Bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho cây theo định kỳ.

Nên bắt sâu, tỉa cành thừa, cành mọc ra ngoài

Cây phát triển tốt ở điều kiện tán xạ, có nghĩa là ở dưới cây to khác

Cây si và cây sanh khác nhau thế nào?

Có nhiều người bị nhầm lẫn giữa sanh và cây si bởi bề ngoài nhìn thoáng qua khá giống nhau. Những đặc điểm để bạn có thể phân biệt giữa 2 loại cây này là:

Lá cây si to và dày hơn, cuống lá cũng dày và nhiều nhựa hơn cây sanh

Mật độ phân bố lá của cây si nhiều và dày hơn cây sanh

cay-si-va-cay-sanh-khac-nhau-the-nao-klpt

Quả cây si mọc thành từng chùm hoặc mọc lẻ từng quả. Còn sanh có quả mọc kép, mọc thành cặp ở kẽ lá quả sanh khi chín có màu vàng và quả cây si có màu vàng sọc đỏ.

Sanh có bộ rễ gọn, không bè to, dày đặc như cây si

Vừa rồi là ý nghĩa phong thủy và cách tạo dáng sanh bonsai dễ dàng với các mẹo hay ho mà Blog Cây Cảnh KLPT đã tổng hợp cho bạn. Chúc bạn có được cho mình cây sanh đẹp mắt và có giá cao để cải thiện kinh tế.

Xem thêm: Cây Rù Rì – đặc điểm và công dụng chữa bệnh bất ngờ

5/5 - (1 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận