Một loài cây đang rất thông dụng ở nước ta và là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn đó chính là cây lá nếp (lá dứa). Là loài cây thân thảo, sống chủ yếu ở các miền nhiệt đới, cây lá nếp được trồng rất nhiều ở nước ta với mục đích khai thác. Sau đây là thông tin chi tiết về cây lá nếp, phân loại và cách dùng chi tiết nhất mà KLPT muốn chia sẻ đến bạn.

Đặc điểm cây lá nếp – dứa

Đặc điểm nhận dạng
Tên gọi:Cây lá nếp, cây lá dứa
Tên khoa học:Pandanus amaryllifolius
Thuộc họ:Họ Dứa (Pandanaceae).
Loại cây thân:Thân thảo

Cây lá nếp (hay còn gọi là cây lá dứa), là loài cây thân thảo được trồng rất nhiều ở nước ta. Cây có tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ Dứa (Pandanaceae). Đây Là cây khai thác lá, lá cây có hình mũi mác, dẹt và dài. Độ dài trung bình của lá từ 40 – 70cm. Lá của cây mọc trực tiếp từ thân theo dạng bẹ và không có cuống.

mo-ta-cay-la-nep-klpt

Cây có độ cao tối đa là 1m, đường kính thân cây từ 1 – 3cm và có tuổi đời khá lâu, có thể lên đến trên 10 năm.

Cây lá nếp có mấy loại? Hầu như cây chỉ có một loại duy nhất và không có thêm bất kỳ giống chung nào.

Cây lá nếp dùng để làm gì?

Trong lá có chứa một lượng lớn 3-metyl-2(5H)-furanon(83,82%), 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%) và chất diệp lục.

Thành phần 2-axetyl-1-pyrrolin có trong lá cây đã tạo nên hương vị thơm đặc trưng của lá dứa và chất diệp lục giúp tạo màu.

cay-la-nep-dung-de-lam-gi-klpt

Hiện nay, cây lá dứa được dùng trong các món ăn như xôi, chè, bánh,… Lá dứa tươi được rửa sạch, cho vào nước và đun sôi. Nước lá dứa sau khi đun sôi được 10 phút sẽ có mùi thơm rất đặc biệt.

Sử dụng nước lá dừa để nấu xôi, nấu chè và làm bánh rất ngon. Việc sơ chế lá dứa có rất nhiều công đoạn. Để tiết kiệm thời gian, trong ngành công nghiệp, lá dứa được chế biến thành bột. Trở thành gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn.

Sử dụng cây lá nếp có gây hại cho sức khỏe không?

Từ xa xưa, nhiều người đã biết sử dụng lá cây nếp để tạo hương vị cho món ăn. Qua đó có thể biết rằng cây không chỉ không gây hại cho sức khỏe mà còn mang đến nhiều điều tuyệt vời.

Trong Đông Y, lá cây nếp được dùng để chữa ho, giảm cảm và trị phong hàn cực tốt. Nước lá dứa giúp giảm co thắt dạ dày, điều trị bệnh phong, viêm khớp và nhuận tràng cho trẻ.

su-dung-cay-la-nep-co-gay-hai-cho-suc-khoe-khong-klpt

Ngoài ra, cây lá dứa còn giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh tuyệt vời. Một số bệnh về da cũng được giải quyết hiệu quả chỉ với lá cây nếp.

Rất tốt nếu bạn có một cây lá nếp ở trong nhà phải không nào!

Cách trồng cây lá nếp – dứa

Điều kiện cần để trồng cây

Cây cực kỳ dễ trồng, cây giống sẽ được tách phôi từ cây mẹ, trồng và chăm sóc lên cây lớn chỉ trong vòng 2 – 3 tháng.

Để trồng được cây, bạn cần phải xử lý đất trước khi trồng. Bởi cây sống qỏ vùng nhiệt đới ẩm ướt nên đất phải đảm bảo đủ ẩm và thoát nước tốt. Đất trồng đạt chuẩn là đất mùn hoặc đất cát pha mùn.

dieu-kien-can-de-trong-cay-la-nep-klpt

Nếu trồng cây trong chậu, bạn cần chọn chậu trồng có độ thoát nước tốt. Nên sử dụng chậu ươm cây màu đen chuyên dùng ở các nhà vườn.

Cây Giống: Nên chọn mua cây giống lá Dứa tại các nhà vườn uy tín để trồng.

Cách trồng cây

  • Cho đất vào chậu, nên cho khoảng 1/3 chậu đất.
  • Cho cây giống vào, giữ đứng thân cây và lấp đất xung quanh lại.
  • Dùng xơ dừa phủ quanh gốc cây để giữ ẩm tốt nhất.
  • Khi trồng cây, nên chọn thời tiết mát mẻ, không nắng gắt, nếu trời nắng nên đặt chậu cây ở nơi khô ráo và thoáng mát nhất.
  • Sau khi đã ươm cây vào chậu được 2 – 3 tuần, đưa chậu ra trời nắng để cây thích nghi.
  • Trong 2 – 3 tuần đầu, tưới nước cho cây 2 – 3 lần/ ngày. Khi cây đã phát triển tốt chỉ nên tưới nước mỗi ngày một lần.
  • Bón phân cho cây từ 2 – 3 lần/năm.

Xem thêm video về cách trồng cây lá nếp, dứa thủy sinh

Cách chăm sóc cây lá dứa

Nói về cách chăm sóc loại cây này đặc biệt là vào mùa khô, phải thường xuyên phải giữ ẩm cho cây lá dứa. Còn nếu vào mùa mưa, phải để ý loại cây này phải được thoát nước tốt, tránh trường hợp bị úng cây.

Nếu trong khi trồng cách lá dứa được khoảng 15 ngày. Thì đặc biệt chú ý và tiến hành bón lót đợt 1 bằng các loại phân như: hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế,…

Ngay sau khi thu hoạch phải tập trung chú ý về việc bón phân, dọn cỏ cho cây.

Ngày nay, cây lá dứa không chỉ là thành phần của món ăn nữa mà cây còn được trồng tạo cảnh rất đẹp. Nhiều người trưng cây lá dứa cảnh để tạo màu xanh cho khu vườn thêm đẹp.

Những chia sẻ về cây lá nếp mà Blog KLPT đã chia sẻ ở trên sẽ phần nào giúp bạn có thêm thông tin về cây. Từ đó tự tay trồng ngay cho mình một vườn cây lá dứa cực hữu ích trong nhà. Ngoài làm đẹp cho ngôi nhà, bạn còn có thêm một nguồn thu nhập ổn định từ loại cây này nữa đấy.

Xem thêm: Cây lá may mắn – ý nghĩa phong thủy và cách trồng

Xem thêm video về một số từ khóa liên quan như: trồng cây lá dứa, cây lá nếp trồng trong nhà, cách trồng lá dứa, cách trồng cây lá dứa, cách trồng cây la dứa từ cảnh, trồng cây la dứa từ lá, trồng lá dứa bằng cành, trồng cây lá dứa trong nhà, cách trồng cây la dứa trong nước,….

5/5 - (2 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận