Cây Cau vốn đã rất quen thuộc với người Việt ta từ trước đến nay. Người xưa thường dùng miếng Cau làm vật ăn nói, cúng viếng. Chính vì thế nhưng người dân quê người ta thường trồng cau để trang trí sân vườn. Hôm nay cùng Blog KLPT tìm hiểu về các loại cây cảnh cũng như cách trồng và kỹ thuật chăm sóc đúng cách.
Mục lục nội dung
Đặc điểm của cây Cau
- Tên thường gọi: cây Cau
- Tên khoa học: Chrysalidocarpus lutescens
- Thuộc họ Arecaceae (Cau cảnh).
Cây có chiều cao từ 70cm-2m đó là những cây Cau cảnh. Còn đối với Cau thường thì sẽ có chiều cao lên đến 10-12m.
Cau cảnh mọc thành bụi, thân vươn thẳng, gốc lớn, thân vươn dài nhỏ lần ngọn cây màu xanh ngả vàng, các tàu lá mọc thẳng từ gốc, đối xứng nhau và xanh mướt. Ở giữa lá có gân cứng màu vàng. Hoa của cây cau mọc thành chùm phân chia thành nhành khác nhau, hoa có mùi thơm, quả cau có màu vàng hoặc màu đỏ, quả nhỏ.
Cành cau hướng lên trên, lá cây cau mọc đối xứng sang hai bên. Lá cây Cau mỏng, dài, có cuống tròn. Quả Cau khi phát triển sẽ có hình quả trứng cút màu xanh và dùng ăn kèm với trầu ở nước ta
Các loại cây Cau cảnh
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều loại cây Cau cảnh để hiểu hơn từng loại Cau cùng KLPT đi sau tiếp mục này.
Cây Cau ta
Cau ta người ta được mọc nhiều từ Bắc vào Nam, cây có thân cao đến 15m, có lá đơn dài, mỏng, lộ rõ gân lá đầu nhọn dần, có xẻ thùy như lông chim. Cây cho ra hoa màu trắng mùi thơm ngát. Quả Cau hình tròn, màu xanh lúc còn non và ngả vàng lúc trái chín.
Người Việt thường sử dụng trái Cau này để ăn hằng ngày đối với những người già. Sử dụng trong việc ăn hỏi. Không những thế cây Cau được trồng trước nhà để làm bóng mát. Hoặc trồng song song hai bên đường nhìn cũng khá đẹp.
Cây cau đỏ
Tên khoa học của cây cau đỏ là Cyrtostachys renda cây cau đỏ được mọc thành bụi với nhau, phân đốt dài và mọc thẳng. Thần dài có màu đỏ nhìn xen kẽ màu xanh của lá màu đỏ của thân cây khá đẹp mắt. Lá được mọc đối xứng với nhau tạo thành những tàu lớn, độ cao tự nhiên của cây lên đến 10m.
Cây thích hợp với môi trường có nhiều ánh nắng. Nếu thích trang trí cây trong nhà nên chọn nơi ở gần cửa sổ có nhiều ánh nắng.
Cau đuôi Chồn
So với những loại cau khác thì Cau chồn đỏ có thân hình khá đặc biệt. Lá chồn đỏ dài và xanh, các lá xếp vòng quanh cành dày đặc với nhau nhìn khá giống đuôi con chồn. Thân cây gỗ đứng có hình trụ màu xám. Với vẻ đẹp đặc biệt này, Cau con chồn thường được dùng để trang trí trong gia đình, công viên, đường phố.
Công dụng của cây Cau cảnh
Cau phát triển và sống được mọi môi trường, chính vì thế chúng được trồng trong nhà, ngoài sân, vừa làm cây cảnh vừa làm bóng mát.
Cây lọc không khí khá tốt, có khả năng cung cấp độ ẩm cho cây. Các loại khí độc bay hơi như toluene, benzen,… đều có thể bị cây hấp thụ. Vì vậy một số gia đình lựa chọn làm vật cảnh trong nhà để cân bằng lại độ ẩm cho cây.
Ngoài ra cây còn được ứng dụng trong đông y, hạt để phòng trừ giun sán, sát trùng và thông khi khá hiệu quả. Vỏ Cau có thể chữa lợi tiểu, chướng bụng, tiêu chảy.
Người ta còn có bài thuốc lấy hạt ngâm với rượu chữa đau răng.
Ý nghĩa của cây Cau đối với người Việt Nam từ xưa đến nay
Theo phong thủy cau mang một ý nghĩa đại diện cho sự bình yên và những điều tốt đẹp nhất. Nhiều người quan niệm những tán lá cây giúp che chở những thành viên trong gia đình tránh những điều xấu nhất. Thân cây như một cây cột chống đỡ vận khí của gia chủ.
Không những vậy cau còn đại diện cho việc ăn hỏi cưới xin tục lệ của ngày xưa đến nay. Theo tục lệ ăn trầu kèm với Cau từ xưa đến nay từ Bắc đến Nam giúp hàm răng chắc khỏe dù bị nhuộm màu đây cũng là thói quen hằng ngày của những cụ ông cụ bà.
Cách trồng và chăm sóc cây Cau
Dù cây cau có chắc khỏe đến bao nhiêu nếu bỏ qua cách chăm sóc và trông nên nó.
Kỹ thuật trồng cây Cau
Có hai phương pháp trồng Cau gieo hạt và chiết cành. Việc gieo hạt cũng khá đơn giản lựa chọn nhưng hạt già không bị sứt mẻ, gieo vào đất ẩm, lấy khăn đậy lại tầm 15-20 ngày cây sẽ mọc chồi và chăm. Phương pháp này khá lâu đợi trong thời gian khá dài.
Phương pháp chiết cành nên chọn cành lá đã phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Đem cành chiết gieo vào đất ẩm giàu dinh dưỡng, sau đó chọn một số loại thuốc kích thích cho cây phát triển nhanh hơn.
Cách chăm sóc cây
- Để cây phát triển nhanh hơn việc chăm sóc cây cũng không thể bỏ qua.
- Ánh sáng: vì cây ưa ánh sáng nên đặt cây gần ánh sáng, như cửa sổ, cửa ra vào
- Đất trồng: Chọn loại đất màu mỡ, có thể chọn trấu, mùn cưa… để đất đạt độ tơi xốp.
- Phân: Để cây phát triển khỏe mạnh nên bón phân định kỳ cho cây
- Nước: Thường xuyên tưới nước cho cây với lượng nước vừa đủ. Tươi phun sương cho lá để lá rửa sạch đi những bụi bẩn.
- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp nhất 18-28 độ C
Những thông tin mà KLPT đã giới thiệu cho bạn. Mong rằng sẽ giúp bạn được một phần nào đó hiểu hơn về loài thực vật này cũng như ý nghĩa và cách chăm sóc cây.
Xem thêm: Cây Cá Vàng – cây cảnh phong thủy hot của năm 2020