hướng dẫn trồng nha đam- cây thủy sinh – trang trí để bàn đẹp
-Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Nha Đam thủy sinh chi tiết nhất
Cây Nha Đam thường được biết đến với công dụng làm đẹp hay chữa bệnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây cũng là một loại cây cảnh đẹp vô cùng ấn tượng. Bên cạnh hình thức cây trồng trong đất, hiện nay nha đam còn được trồng dưới dạng thủy sinh.
Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của Nha Đam thủy sinh
Cây Nha Đam (tên khoa học: Aloe Vera) còn được gọi với cái tên khác là cây Lô Hội. Loài cây này thuộc họ thực vật Asphodelaceae, được tìm thấy ở vùng Trung Cận Đông. Chiều cao của cây khoảng 15 – 30cm tùy vào độ tuổi.
Nha Đam có thân ngắn, rễ chùm. Khi trồng thủy sinh, bạn có thể dễ dàng quan sát bộ rễ trắng muốt thu hút của cây.
Phần lá cây dày, mọng nước, xung quanh mép lá có gai nhỏ, nhọn, màu trắng. Các lá cây mọc dày và phát triển theo hướng vươn thẳng với độ mở dần theo góc 45°.
Hoa của cây Nha Đam dạng chùm, thường mọc thành cụm, có màu vàng hoặc màu đỏ. Cành hoa khoảng 10cm, trong đó hoa dài 3 – 4cm. Khi còn non, hoa sẽ mọc vươn thẳng nhưng khi phát triển hơn sẽ rủ xuống.
Trồng cây Nha Đam thủy sinh có tác dụng gì?
Trang trí và làm đẹp cho không gian
Là chậu cây nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích nên Nha Đam thủy sinh được rất nhiều bạn trẻ công sở lựa chọn trang trí cho góc làm việc nhỏ của mình. Với vẻ ngoài khỏe khoắn, đây là cây để bàn làm việc vô cùng hợp lý, giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc mới.
Ngoài được sử dụng làm cây trang trí văn phòng, Nha Đam thủy sinh còn được dùng để trang trí cho không gian gia đình. Bạn có thể đặt một chậu cây thủy sinh này tại nhiều không gian trong nhà như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ. Cây sẽ giúp bạn giảm bớt sự nhàm chán và tăng điểm nhấn cho vẻ đẹp nội thất của ngôi nhà.
Mang lại bầu không khí trong lành, tốt cho sức khỏe
Bên cạnh tính thẩm mỹ cao, tác dụng làm sạch không khí và loại bỏ các chất gây hại cho con người cũng là điểm nổi bật không thể không nhắc tới của loài cây này.
Trong không khí có nhiều loại bụi bẩn, tạp chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là các chất gây ung thư, có hại đến tim và não. Loại cây lọc không khí này sẽ giúp thanh lọc hiệu quả, mang lại nguồn không khí chất lượng cho cả không gian sống.
Bạn cũng có thể nhận biết chất lượng không khí hiện tại qua cây Nha Đam thủy sinh. Nếu có quá nhiều chất gây hại, không khí chất lượng kém thì trên lá của cây sẽ xuất hiện những đốm nâu nhỏ.
Bên cạnh đó, tia bức xạ từ các thiết bị điện tử như lò vi sóng, tivi, thiết bị phát wifi… cũng có thể được ngăn chặn bởi Nha Đam thủy sinh.
Mang lại may mắn trong phong thủy
Ngoài những tác dụng trên, Nha Đam thủy sinh còn được biết đến là loại cây cảnh phong thủy mang lại nhiều ý nghĩa may mắn.
Trồng cây Nha Đam thủy sinh có tác dụng gì?
Các yếu tố cần lưu ý khi chăm sóc cây Nha Đam thủy sinh
Cách trồng Nha Đam thủy sinh đơn giản, đúng kỹ thuật
Tương tự như chăm sóc, trồng Nha Đam thủy sinh cũng không khó. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bình, lọ thủy tinh có độ rộng phù hợp và cho lượng nước cao tương ứng với phần rễ của cây.
Bước 2: Nhẹ nhàng tách cây Nha Đam ra khỏi chậu đất và rửa sạch đất bám ở rễ. Sau đó, trồng cây vào bình, lọ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn.
————————————————————————————————————–
cách trồng cây nha đam – hướng dẫn trồng nha đam- nha đam thủy sinh – cây thủy sinh để bàn- cây thủy sinh phong thủy- cách trồng nha đam đơn giản nhất- nha đam- làm đẹp bằng nha đam- các tác dụng của nha đam- chăm sóc cây nha đam- trồng nha đam có khó không- mua cây nha đam ở đâu
#caynhadam
#trongnhadam
#tacdungcuanhadam

Xem thêm nhiều video về cây thủy sinh tại đây: https://klpt.org/category/cay-thuy-sinh/

5/5 - (1 bình chọn)
Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho Blog cây cảnh KLPT, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới!
klpt Là một chuyên gia làm vườn và yêu cây cảnh, cây phong thủy. Tôi biết phải làm gì để giúp cây cối lớn nhanh, tôi sẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với mọi người qua blog này.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận